Chiếc ví da hình thành và tồn tại như thế nào qua các thời kì lịch sử?

Chiếc ví da hiện nay quá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Hôm nay, Vabaya sẽ đưa các bạn cùng quay ngược thời gian để khám phá lịch sử thú vị của chiếc ví da nhé!

Phải nói là lịch sử đồ da trong xã hội loài người thì đã có từ rất rất lâu rồi. Từ thời nguyên thủy, con người đã biết tận dụng những tấm da của những con vật họ săn được. Mục đích để làm áo giữ ấm cơ thể, bảo vệ trước những loài ký sinh như muỗi, ve. Những chiếc ví da trong hình dạng của những túi đeo để đồ dụng, vật dụng đi săn. Hay đựng sản phẩm khi săn được được coi như là tổ tiên của những chiếc ví  da hiện đại.

1. Ví da thời nguyên thủy

Lúc này chiếc ví da còn chưa có hình dạng rõ rệt, chúng chỉ là chiếc túi nhỏ dùng để đựng đá đánh lửa. Những người nguyên thủy đã biết cách tận dụng những miếng da của những con vật mà họ săn bắt được. Phần lớn chúng được làm miếng che cho cơ thể. Ngoài ra những miếng da có thể giúp họ giữ ấm, hay che nắng. Những phần thừa của tấm da sẽ được họ khâu lại bằng các tơ, sợi. Hình hài của những bồ, túi… đựng các vật dụng nhỏ nhưng cần thiết bên người dần được hình thành.

ví da thời nguyên thủy
Loài người biết sử dụng công cụ từ cách đây rất lâu

2. Ví da thời Hy Lạp cổ đại

Theo truyền thuyết kể lại, thời đó vật dụng được coi là ví có hình dạng như bao tải. Được coi như cách người nghèo thực hiện quy định chung quanh họ, chưa có cái nhìn đúng về ví. Dù mức độ nhận thức và hiểu biết của con người vào thời gian này là có phần hơn rất nhiều so với thời kì nguyên thủy. Tuy nhiên, độ phổ biến và tính hữu dụng của những chiếc ví da vẫn chưa được coi trọng. Thời đại này, con người có nhiều lựa chọn hơn trong việc đựng các đồ đạc nhỏ, cần thiết phải mang bên mình như: Giỏ đan, mũ, áo…

ví da thời hy lạp
Hy Lạp cổ đại

3. Ví da thời thế kỷ thứ X

Đã bắt đầu có người dùng ví chứa đựng tiền tệ cùng các hàng hóa thường ngày, tuy nhiên kiểu dáng vẫn chưa tiện dụng. Giai đoạn lịch sử này ghi nhận chiến thắng lừng lẫy của dân tộc, đó là trận Bạch Đằng.

Chiến thắng Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, người Việt giành thắng lợi nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của người Việt, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt.

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị “vua của các vua” trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Cùng tham khảo bài viết “Những Điều Cần Biết Về Thắt Lưng Da Dành Cho Nam Giới” Tại đây

4. Ví da thời thế kỷ thứ XV

Thời gian này, chiếc ví được dùng làm quà cưới, người chồng và vợ đều mang bên mình, tùy đẳng cấp mà trên ví có hình thêu bằng chất liệu khác nhau. Giai đoạn lịch sử này ghi nhận Hồ Quý Ly thành lập nhà Hồ.

Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người cha nuôi họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ Hồ).

Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người cha nuôi họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ Hồ). Hồ Quý Ly có quan hệ họ ngoại khăn khít với vua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.

Từng bước, Hồ Quý Ly đã tiến lên nắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế, Đồng bình chương sự. Mặc khác, ông còn tìm cách đưa họ hàng và tay chân thân tín vào nắm giữ các trọng trách khác.

Hồ Quý Ly xây dựng Nhà Hồ

Củng cố được thế lực, Hồ Quý Ly tiến hành các âm mưu phế lập và đàn áp. Ông tìm cách mưu hại các vua Trần (Đế Nghiễn, Thuận Tông), sát hại các quý tộc tông thất và quan liêu triều Trần. Trong hội thề Đốn Sơn (1399), 370 quý tộc quan liêu, đứng đầu là Trần Khát Chân, đã mưu giết Quý Ly. Việc không thành, tất cả đều bị giết hại.

Năm 1400, Quý Ly ép Thiếu Đế phải nhường ngôi cho mình, lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu. Sau 10 tháng, nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1402, ông đem quân đánh champa, chiếm đất Chiêm Động và Cổ Lũy.

Nhà Hồ sụp đổ

Năm 1407, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy, đã tiến hành xâm lượt nước ta. Nhà Hồ cự địch ở thành Đa Bang (Hà Tây) nhưng thất bại. Cha con Hồ Quý Ly chạy đến vùng Hà Tĩnh, thì bị bắt, đưa về Trung Quốc. Triều Hồ (1400-1407) sụp đổ.

ví da thời xưa
Thế kỷ thứ XV

5. Ví da thời thế kỷ thứ XVII

Tiền giấy đã ra đời, chiếc ví cũng đã được phát minh ra, nhỏ gọn tiện dụng dùng để đựng tiền giấy và các loại giấy tờ khác. Giai đoạn lịch sử này ghi nhận thời gian Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

Trịnh – Nguyễn phân tranh

Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc”. Để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa. Cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là bề tôi của nhà Hậu Lê. Cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì khác. Cả hai đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cách hơn 150 năm.

Cùng tham khảo bài viết “Một Số Loại Da Động Vật Có Thể Bạn Chưa Bao Giờ Được Biết Tới” Tại đây

6. Ví da thời thế kỷ thứ XVIII

Ví da ngày càng phổ biến hơn. Chúng được nhiều người dử dụng, kiểu dáng như những chiếc ví da bây giờ. Giai đoạn này ghi nhận sự tồn tại và phát triển của nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn (1802 – 1945) được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt. Năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu là Đại Nam. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử. Đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

Giai đoạn phát triển chính của nhà Nguyễn

Triều Nguyễn được coi là trải qua hai giai đoạn chính:

– Giai đoạn thứ nhất (1802-1858) là giai đoạn độc lập. Các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước. Trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

– Giai đoạn thứ hai, (1858-1945) là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ. Kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945.

7. Ví da thời thế kỷ thứ XIX- XX

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay. Được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi “Cách mạng công nghiệp” thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất. Nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Nó tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1850. Khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong. Và máy móc sử dụng điện. Năm 1914, năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất, giai đoạn thứ hai này kết thúc.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1960. Khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số. Phát triển trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn. Siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào đầu thế kỷ 21. Tiếp sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại. Nó được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số. Với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,… Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này. Và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới. Nó và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người.

Hiện tại và tương lai

Trong thời điểm hiện tại và tương lai, con người dần chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán điện tử. Thẻ tín dụng dần thay thế cho những phương thức thanh toán truyền thống. Thời đại công nghệ 4.0 có thể nói sẽ thay thế toàn bộ cái nhìn về những ứng dụng mới.

ví da
Ví da hiện đại

Tuy nhiên, bên cạnh đó, những chiếc ví da vẫn được sử dụng rộng rãi. Chúng như một vật đựng tiền mặt hay là vật để trang trí. Chúng tạo thêm phong cách độc đáo, ấn tượng cho người sử dụng. Hi vọng trong tương lai, chúng sẽ không đánh mất đi vị trí của mình trong túi quần của những người đàn ông thành đạt. Hay trên tay của những nữ tú trong thời trang, trong cuộc sống hàng ngày.

XEM THÊM:


Cảm ơn đã theo dõi!

Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:

Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/

Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *