Da Full Grain, da Top Grain, da Genuine Leather/Suede Leather là gì?

Câu hỏi tấm da bao gồm những phần nào? Da Full grain, da Top grain là gì? Cấu tạo của một tấm da bao gồm những phần như thế nào? Đặc điểm mỗi phần, mỗi lớp của tấm da thật như thế nào? Vabaya xin trả lời là có rất nhiều loại da thuộc phân theo từng loại da động vật. Nhưng nhìn chung cấu trúc của chúng có khá nhiều nét tương đồng với nhau. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết từng vùng cho các bạn được rõ hơn.


Cấu trúc và vị trí của các loại da cơ bản – Theo từng lớp

Da Full grain, da top grain, da Genuine Leather / suede
Về cơ bản thì một tấm da sẽ có các lớp như hình trên

1. Da Full grain

1.1. Đặc điểm, phân loại và thế mạnh

Da Full grain là loại da chưa được mài, dập vân hoặc đánh bóng. Việc này để loại bỏ những phần không hoàn hảo. Ví dụ như vết sẹo, vết muỗi đốt, trầy xướt do va quẹt… trên bề mặt da. Da được giữ bề mặt nguyên thủy và được thuộc thẩm thấu xuyên thấu. Sâu tận bề mặt bên kia của tấm da. Đây là chỗ để nhận biết da Full grain (màu sắc 2 mặt da giống nhau). Da Full grain có bề mặt không bị phủ sơn hay phết bất kỳ lớp keo đánh bóng nào. Nên bạn sẽ nhìn thấy được lỗ chân lông, các vệt sẹo, nhăn hoặc xước trên da. Điều này giúp da có thể thở được và luôn thông thoáng.

1.2. Ưu điểm của da Full grain

Da Full grain có bề mặt không bị phủ sơn hay phết bất kỳ lớp keo đánh bóng nào. Vì thế da nhanh chóng khô và khó bị mốc trong các môi trường ẩm, hay đi mưa. Đây là lợi thế giúp Full grain trở thành loại da có độ bền cao nhất. Full grain còn một điểm tuyệt vời nữa là: Theo quá trình sử dụng thường xuyên, nhờ tiếp xúc ma sát và hơi tay da sẽ tiết ra một lớp patina. Chúng giúp bảo vệ da, làm cho da khó nhạy cảm với trầy xước. Và giúp da đổi màu, bóng đẹp hơn ban đầu rất nhiều.

Da Full grain thành phẩm thường còn được gọi là da aniline. Các loại da aniline thông dụng tại Việt Nam có thể kể đến là da Sáp, Nappa và Veg-tanned, Pull-up.

1.3. Nhược điểm của da Full grain

Với người gia công, họ phải phải lựa những mặt da đẹp, không bị sẹo, lỗi để sản xuất. Với khách hàng, đại đa số người dùng Việt Nam hiện vẫn còn quen dùng giả da, da PU. Những loại da được làm từ chất liệu công nghiệp này có độ đồng đều tuyệt đối, và bóng mượt. Nên nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng nữ khi dùng đồ da sẽ không quen với các vết nhăn, trầy xước. Và họ cũng không biết rằng nếu dùng sau một thời gian, những vết trầy xước sẽ dần phai đi. Da sẽ còn tiếp tục bóng và đẹp hơn nữa nhờ lớp Patina được tiết ra. Các loại da khác đều không có điểm đột phá này.

2. Da Top grain

2.1. Đặc điểm, phân loại và thế mạnh

Da Top grain là loại da có chất lượng thứ 2 sau Full grain. Chúng được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng. Nên loại da này khá bền. Bề mặt Da Top grain được chà đi chà lại nhiều lần cho thật mịn, láng một lớp phủ bề mặt và tạo hình hạt da, vân kẻ… theo ý đồ của nhà sản xuất.
Da Top grain không sản sinh ra lớp patina tự nhiên trong quá trình sử dụng. Nên với các sản phẩm làm bằng da Top grain. Các nhà sản xuất thường tạo một lớp bề mặt nhân tạo rất mượt, láng đều và tạo cảm giác mềm mại như lớp da Full grain khi tiếp xúc. Do được phủ một lớp bề mặt nên da Top grain chống bám bẩn tốt hơn. Chúng không thấm miễn là lớp phủ bề mặt vẫn nguyên vẹn.

2.2. Ưu điểm của da Top grain

− Da Top grain có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn
− Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa.
− Lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina.
− Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da Full grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng.
Được phủ một lớp chống biến màu trong suốt thời gian dài sử dụng, tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm

2.3. Nhược điểm của da Top grain

− Không bền chắc bằng Full grain
− Bị rạn nứt nhanh hơn da tự nhiên
Mặc dù vậy, đây là loại da tốt đứng thứ hai sau Full grain và được sử dụng rộng rãi cho hầu hết các loại túi xách, ví…

3. Da Genuine Leather/Suede leather

Lớp thứ 3 của da là loại da có chất lượng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm làm từ da thật. Genuine Leather – da lớp 3 mất đi toàn bộ lớp kết cấu bền chắc nhất của da nên nhà sản xuất thường sử dụng keo và chất tạo bề mặt để để trông nó giống với da Top grain hay Full grain. Genuine Leather khi không sử dụng lớp tạo bề mặt thì được gọi là da lộn.

XEM THÊM:

Cùng tham khảo bài viết “Một Vài Điều Cần Biết Về Da Thuộc Thảo Mộc – Da Veg-Tan” Tại đây

Cùng tham khảo bài viết “Ví Da Cá Sấu Được Làm Từ Những Phần Da Nào Của Con Cá Sấu?” Tại đây

Cùng tham khảo bài viết “Tìm Hiểu Chất Liệu Giả Da Simili” Tại đây


Cảm ơn đã theo dõi!

Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:

Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/

Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *