Học làm đồ da handmade và những điều lưu ý cơ bản cho người mới

Học làm đồ da handmade đang là một phong trào tốt được các bạn trẻ vô cùng ủng hộ và nhân rộng. Một sản phẩm đồ da handmade đẹp chứa đựng tinh thần của người làm, mức độ tỉ mỉ của các chi tiết thể hiện tâm huyết, mức độ lành nghề của người thợ. Da thuộc có tính chất cứng và rất dày không dễ xử lý như các loại vải. Để tạo ra một sản phẩm túi, ví, phụ kiện da handmade cần phải học hỏi và khả năng sử dụng những dụng cụ hỗ trợ làm da đắc lực.

Trước tiên các bạn cần nắm được những lưu ý này trước khi bắt tay vào làm

1. Học làm đồ da handmade cơ bản cần lưu ý những điều như sau:

  • Cắt các miếng da cần chuẩn xác tới từng milimet. Nét cắt da ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm. Một đường cắt gọn gàng, sắc nét sẽ giúp sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao.
  • Khi sử dụng dao cắt da lưu ý cầm đứng dao và cắt dứt khoát tráng để lại các tua rua sợi da. (Bạn nào khéo tay nên sử dụng dao cắt bánh xe, loại dao dạng này giúp cắt da không bị xô nhất là các loại da mềm).
  • Đục lỗ cần thẳng hàng và vuông góc với mặt bàn để đường đục phía sau cũng được thẳng hàng. Cần thiết sử dụng những công cụ làm ke, viền cho thật thẳng và chính xác.
  • Đối với những sản phẩm bao da máy tính, điện thoại khi đo cắt da các bạn nên tính dư ra nên để ý độ dày sản phẩm và trừ hao đường may tầm 5 ly tránh sau này bị chật khi sử dụng.
  • Nếu làm ví có nhiều lớp da xếp rất dễ làm cạnh da bị dày cộm, lưu ý chọn các loại da mỏng làm ngăn ví hoặc làm mỏng da hoặc mép da ở các vị trí cần thiết.
  • Nên nghiên cứu kỹ bộ phận nào nên khâu trước bộ phận nào khâu sau. Tốt nhất nên vẽ sơ bộ tính toán ra giấy trước khi bắt tay vào thực hành. Điều này cần các bạn phải tích lũy một số kinh nghiệm thực tế, hãy bắt tay vào làm ngay khi có thể để có cho mình những kỹ năng nhất định.
Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa

2. Các bước cần tiến hành khi làm một sản phẩm da handmade

Bước 1: Lên ý tưởng sản phẩm mẫu, tính toán chi tiết

Sẽ có những mẫu sản phẩm được nhiều người đã từng làm, người ta sẽ có những khuôn mẫu sẵn cho mình nếu làm. Những mẫu sản phẩm đó sẽ được chia sẻ rộng rãi trên các group hỗ trợ làm đồ da handmade. 

Ở các sản phẩm mới, bạn phải tham khảo, tìm hiểu cách cắt các miếng da, mẫu và kích thước của từng sản phẩm sao cho sau khi thành phẩm, đạt được mức độ hoàn thiện cao nhất.

Bước 2: Cắt da chuẩn xác các miếng da cần thiết

Thông thường sẽ có những sản phẩm được làm từ loại da nguyên miếng. Loại da này khá dày và việc cắt chúng cũng khá vất vả.

Đa số các sản phẩm hiện nay được làm từ da đã được lạng, sau khi trải qua giai đoạn này da sẽ mỏng, mềm và dễ thao tác hơn rất nhiều.

Các bạn lưu ý, càng trau chuốt công đoạn này, càng dễ dàng thao tác trong các khâu tiếp theo. Hơn nữa, một đường cắt đẹp, không bị xơ hay có tua sẽ tạo cảm giác sản phẩm được đầu tư công sức. Sẽ được đánh giá cao.

Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa

Bước 3: Dán ráp các miếng da lại tại các vị trí cần khâu và đục lỗ lưu ý thứ tự trước sau

Cũng như đề cập ở trên, công đoạn này cần kinh nghiệm cá nhân khá nhiều. Hãy làm nhiều, thao tác thật nhiều, dần dần bạn sẽ nắm được thứ tự các miếng da, cách ráp các miếng da, cách quét keo như thế nào cho đều để keo không bị dính loang ra ngoài.

Kỹ năng đục khá là khó, một vết đục dứt khoát sẽ tạo nên những lỗ sắc, dễ dàng xâu đường kim qua. Vì công đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tấm da nên cần phải hết sức lưu ý. Mình cũng đã từng thấy nhiều sản phẩm bị đục xiên, vẹo…Những sản phẩm đó có chất lượng gia công thấp. Không đạt tới cảm quan hoàn chỉnh.

Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa

Bước 4: Khâu da

Việc lựa chọn loại chỉ may như thế nào cũng cần phải học  hỏi trong một thời gian dài. Sau khi đã tiếp xúc với nhiều loại chỉ may khác nhau. Bạn sẽ biết được loại sản phẩm nào cần loại chỉ nào, loại da nào cần sử dụng loại chỉ nào, màu sắc nào thì hợp lý.

Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa

Bước 5: Hoàn thiện và vệ sinh sản phẩm

Sau khi khâu xong sản phẩm, một số sản phẩm cần sơn cạnh, một số không. Chủ yếu chúng ta sẽ sử dụng mỡ chồn để bôi một lớp mỏng nhẹ tạo độ ẩm tối ưu. Một số sản phẩm như giày da hay túi xách da có những nếp gấp dễ bị dính và đọng bụi bẩn, chúng ta cần sử dụng bàn chải lông đuôi ngựa chải nhẹ.

Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa

3. Giới thiệu các loại dao cắt da handmade

Dao cắt da thường sử dụng là dao dọc giấy và dao cắt dạng lưỡi tròn

Để cắt da với những dụng cụ cơ bản dễ tìm chúng ta có thể sử dụng dao dọc giấy, khi chọn dao lưu ý nên chọn các loại dao có lưỡi dao chắc chắn và không bị lung lay nhiều. Nếu có điều kiện hơn các bạn nên sử dụng loại dao cắt bánh lăn với loại dao này đường cắt sẽ rất ngọt giúp da không bị xô trong quá trình cắt đặc biệt với dòng da mềm.

Sử dụng dao rọc giấy sẽ khó khăn trong các đường cần bo cạnh hay góc tròn, mềm
Sử dụng dao rọc giấy sẽ khó khăn trong các đường cần bo cạnh hay góc tròn, mềm

4. Giới thiệu các loại keo dán da handmade

Keo dán da, ráp các chi tiết trước khi đục lỗ, rất hữu ích trong quá trình làm đồ da

Để ráp các miếng da lại chúng ta sử dụng keo chuyên dụng. Thông thường các bác thợ làm da thường dùng các loại keo dán da chuyên dụng có xuất xứ Nhật, Ý. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng keo con chó hoặc băng dính 2 mặt loại bản nhỏ 5mm với những miếng da không cồn ráp quá chặt.

Học làm đồ da handmade
Sử dụng loại keo chuyên dụng mang lại khả năng kết dính cao giữa các miếng da

5. Giới thiệu các loại đục lỗ khâu da handmade

Mỗi loại đục lỗ lại cho ra một đường khâu chỉ khác nhau

Lựa chọn đục da phù hợp. Đục lỗ da có nhiều loại và tương ứng với mỗi loại lại cho ra một đường may khác nhau vậy nên khi nên chúng ta cần lựa chọn các loại đục phù hợp với sản phẩm của mình. Thông thường và được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến đục trám, đục xiên và đục tròn.

Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa
Học làm đồ da handmade
Đánh dấu trước các vết đục
Học làm đồ da handmade
Ảnh minh họa các lỗ đục

6. Giới thiệu các loại kim, chỉ khâu da handmade

Sau khi tạo các lỗ khâu da việc tiếp theo là sử dụng kim và chỉ để khâu ráp các miếng da lại với nhau, kỹ thuật khâu da thường sử dụng 2 kim. chỉ khâu thủ công thường dùng loại chỉ dù tuốt sáp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi đã hoàn thành cơ bản sản phẩm việc tiếp theo là xử lý các viền cạnh da khi đó những phần viền cạnh này còn đang rất thô. Tuỳ vào sở thích của từng người mà ta có phương án xử lý khác nhau. Một là để thô và chỉ sử dụng giấy ráp và đánh cùng với bôi keo se viền da. Thứ 2 là sử dụng sơn và hoá chất để hoàn thiện.

XEM THÊM:


Cảm ơn đã theo dõi!

Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:

Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/

Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *