Ngựa Mông Cổ được trang bị cho lực lượng kỵ binh Việt Nam là giống loài tinh anh

Ngựa Mông Cổ có vóc dáng khiêm tốn, nhỏ nhắn nhưng bù lại có sức chiến đấu dẻo dai, gan dạ và nhanh nhẹn. Đây là giống ngựa tinh anh, một trong những loài ngựa tốt nhất trên thế giới.

1. Bối cảnh ra mắt

Từ 7h15 đến 7h45 phút ngày 8/6, đại biểu quốc hội tham dự kỳ họp thứ 9, quốc hội khóa XIV đã dự buổi diễu hành của Khối cảnh sát cơ động (CSCĐ) kỵ binh. Hoạt động này diễn ra tại khu vực trước tòa nhà quốc hội và cũng là dịp Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động chính thức ra mắt.

Ngựa mông cổ trang bị cho cảnh sát cơ động
Khối cảnh sát cơ động kỵ binh diễu hành trước tòa nhà quốc hội (Ảnh: vnreview)

Trước buổi diễu hành, từ 5h sáng, các chiến sĩ của lực lượng này đã có mặt gần khu vực tòa nhà quốc hội để hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng. Hơn 60 con ngựa Mông Cổ đã được thuần hóa cũng xuất hiện để phục vụ biểu diễn. Sự xuất hiện của những chú ngựa này khiến rất nhiều người dân Thủ đô phấn khích. Họ náo nức và rất vui mừng khi chứng kiến cảnh kỵ binh cưỡi ngựa chuẩn bị duyệt binh.

Đội kỵ binh diễu hành Việt Nam
Đội kỵ binh hào hùng mang cờ tổ quốc (Ảnh: Zingvn)

2. Ngựa diễu hành là giống ngựa gì?

Số ngựa được các chiến sĩ đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh sử dụng để phục vụ buổi diễu hành sáng 8/6 được nhập khẩu từ Mông Cổ. Hơn 60 chú ngựa này đã được nuôi dưỡng, thuần hóa trong khoảng 5 tháng tại trại huấn luyện rộng 4 ha gồm cả khu nhà điều hành, ăn ở, sinh hoạt, khu chuồng trại… ở Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên). Các chuyên gia Mông Cổ cũng sang Việt Nam để thuần dưỡng số ngựa này.

Ngựa Mông Cổ chiến binh thực thụ
Những chú ngựa Mông Cổ là những chiến binh thực thụ (Ảnh: Viettravel)

Cách đây chưa lâu, Việt Nam đã nhập khẩu 105 con ngựa Mông Cổ để trang bị cho Đoàn CSCĐ kỵ binh. Trong số này 70 con được đưa vào huấn luyện (đến nay đã thuần hóa được hơn 60 con), số còn lại là ngựa giống để sinh sản.

Những chú ngựa này được đánh giá khá nhỏ nhắn khi nặng khoảng từ 300 – 400 kg, cao khoảng 1,6 – 1,8 mét và độ tuổi trung bình là từ 2 – 4. Tuy nhiên, chúng lại sở hữu lông đuôi cũng như bờm rất mượt và hơn hết là rất giỏi chịu đựng, dai sức cũng như sức chiến đấu cao.

3. Vì sao ngựa Mông Cổ lại được Đoàn CSCĐ kỵ binh lựa chọn?

3.1. Ngựa mông cổ có sức bền dẻo dai

Ngựa Mông Cổ nhỏ hơn khá nhiều so với ngựa châu Âu và vì thế mà ăn ít hơn. Chúng chạy rất nhanh từ khoảng 30 – 45km/h, cơ động cao khi có thể bất ngờ ‘ôm cua’ ở tốc độ lớn. Theo nhiều chuyên gia, ngựa Mông Cổ là giống cực kỳ bền sức, có thể chạy 10h liên tục.

ngựa mông cổ đi săn
Ngựa Mông Cổ thường được sử dụng trong những chuyến đi săn

3.2. Ngựa Mông Cổ phi nước đại rất giỏi

Khi phi nước đại, ngựa Mông Cổ thường nhoài đầu về phía trước giúp người cưỡi rất thuận lợi trong việc sử dụng các đồ vật trên tay mà không lo vướng víu. Chúng cũng là loài chỉ ăn cỏ vẫn có thể sống tốt và ăn ít hơn khá nhiều so với giống ngựa châu Âu nên khi hành quân xa sẽ phải mang ít lương thực hơn.

Đồng thời, do chiều cao khá thấp nên trọng tâm của người ngồi trên ngựa Mông Cổ cũng thấp. Điều này khiến việc cưỡi chúng sẽ dễ giữ thăng bằng hơn ngựa châu Âu. 

ngựa mông cổ
Ngựa Mông Cổ được coi là một trong mười giống ngựa tốt nhất trên thế giới

3.3. Giống ngựa này rất dễ nuôi

Ngựa Mông Cổ chỉ ăn cỏ cũng sống được. Ở Mông Cổ, chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Những con ngựa sống ngoài trời quanh năm ở 30 °C (86 °F) vào mùa hè xuống đến -40 °C (-40 °F) vào mùa đông.

Những con ngựa Mông Cổ còn có khả năng biết cào tuyết tìm thức ăn, do đó trong lịch sử chúng có thể rong ruổi từ đông sang tây theo những cánh quân Mông Cổ chinh phạt thế giới ở cả những vùng giá lạnh. So với những giống ngựa châu âu cần phải chải chuốt, chăm sóc tỷ mỷ và chế độ dinh dưỡng khắt khe.

Trước đây, ngựa đực đều bị thiến (gelding) để khi hành quân không nổi cơn bất tử khi thấy ngựa cái và chỉ những con đực khỏe mạnh nhất mới được giữ lại làm giống.

ngựa mông cổ rất bền bỉ
Trong điều kiện khắc nghiệt, chúng vẫn tỏ ra gan dạ và kiên cường đáng kinh ngạc

3.4. Giống ngựa này rất gan dạ

Người Mông Cổ tin rằng ngựa của họ không ngại ra chiến trường, có thể tâm ý tương thông với chủ nhân, và nhờ vậy làm nên những bước ngoặt quan trọng khi chiến đấu.

Ở châu Âu, có những giống ngựa có sức khỏe và lực chiến rất hoàn hảo để dùng làm chiến mã trong chiến trường, nhưng rất dễ hoảng sợ khi thấy đao kiếm hay đám đông. Đó là lý do vì sao kỵ binh phương Tây thường phải đeo giáp và bịt mặt để hạn chế tầm nhìn của ngựa, giúp chúng chỉ tập trung vào phía trước (tầm nhìn của ngựa là rất rộng).

Ngựa Mông Cổ có thể theo chủ nhân chinh chiến hàng nhiều ngày liên tục
Ngựa Mông Cổ có thể theo chủ nhân chinh chiến hàng nhiều ngày liên tục

Ngựa phải được hoàn toàn tự do, không yên cương, không ràng mõm, không chở đồ nặng và chỉ được thắng giàm vào giờ phút cuối cùng trước khi xung trận. Khi hành quân, nếu cần có thể rạch một mạch máu ngay trên cổ con ngựa đang cưỡi để hút máu. Những con ngựa đó được các chiến sĩ nuôi dưỡng trực tiếp từ khi còn nhỏ, ngoan ngoãn và thân cận. Họ có thể ngồi liên tiếp trên lưng ngựa mười ngày liền, ăn ngủ trên đó

ngựa mông cổ trong quân đội
Ngựa Mông Cổ đang được một sĩ quan quân đội sử dụng để thao diễn

3.5. Giỏi luồn lách, thích ứng tốt trong những địa hình khó khăn

Trong sử sách đã ghi lại nhiều trường hợp ngựa cứu chủ. Những con ngựa chiến bằng sức mạnh và sự khéo léo của chúng đã giúp chủ nhân băng qua những địa hình khó khăn, chạy thoát khỏi những mũi tên của kẻ thù. 

Đặc điểm này rất hữu dụng khi chúng phục vụ cho quân đội Việt Nam ở các vùng núi có địa hình khó khăn, hiểm trở. Chúng có thể hoạt động nhiều ngày mà không cần nạp nhiên liệu như những chiếc xe địa hình hay motor.

Nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn sử dụng kỵ binh bởi cưỡi ngựa di chuyển trong đám đông nhanh hơn ô tô và ít nguy hiểm cho người khác hơn. Tầm nhìn của chiến sĩ công an cũng tốt hơn do ở cao. 

Ngựa mông cổ là những người bạn thân thiết
Những chú ngựa là những người bạn thân thiết

4. Ngựa Mông Cổ có nguồn gốc lâu đời gắn liền với những chiến công vang dội

4.1. Ngựa Mông Cổ đã có từ thời Thành Cát Tư Hãn

Theo các nhà khoa học, ngựa là một trong số những loài vật đầu tiên được con người thuần hóa, vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Với địa hình của Mông Cổ thì cũng thật dễ hiểu khi nơi đây đã thuần hóa loài ngựa từ rất sớm.

Giống ngựa bản địa của Mông Cổ là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra tại các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII.

Giống ngựa này hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Người du mục sống theo kiểu truyền thống ở Mông Cổ ngày nay vẫn còn nuôi hơn 3 triệu con, đông hơn dân số của đất nước Mông Cổ.

ngựa mông cổ thành cát tư hãn
Đế quốc Đại Mông Cổ đã từng có một đội kỵ binh lớn và thiện chiến dũng mãnh bậc nhất thế giới, giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới, chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Và đó cũng là một trong những yếu tố giúp cho Thành Cát Tư Hãn chiến thắng trên nhiều chiến trường cho dù ngựa Châu Âu có thể hình to lớn hơn, tốc độ nhanh hơn nhưng cũng đều phải cúi đầu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ.

4.2. Ngựa Mông Cổ sẽ phục vụ tốt cho lực lượng CSCĐ Việt Nam

Với những ưu điểm kể trên, việc Khối CSCĐ kỵ binh Việt Nam được trang bị giống ngựa Mông Cổ được coi là điều hợp lý. Chúng rất phù hợp với thể trạng người Việt Nam, khí hậu các mùa ở nước ta và khả năng cơ động tốt trên nhiều khu vực địa hình.

Ngựa mông cổ kỵ binh Việt Nam
Điều kiện thời tiết và môi trường ở Việt Nam sẽ rất phù hợp để giống ngựa này có thể phát huy được tiềm năng (Ảnh: Zingvn)
ngựa việt nam diễu hành
Kỵ binh là một lực lượng mới của Việt Nam (Ảnh: Zingvn)
kỵ binh Việt Nam
Đội kỵ binh hứa hẹn sẽ trưởng thành và hoàn thiện hơn nữa trong tương lai (Ảnh: Zingvn)
kỵ binh việt nam
Yêu thương và đồng cảm với những chú ngựa, chúng sẽ trở thành loài động vật trung thành (Ảnh: Zingvn)
cảnh sát Việt Nam cưỡi ngựa
Nhiều người tỏ ra lạ lẫm khi chứng kiến những chiến sĩ cưỡi ngựa (Ảnh: Zingvn)

Tháng 11/2019, Bộ Công an đã lấy ý kiến dự thảo báo các tác động chính sách trong dự án luật cảnh sát cơ động thay thế cho pháp lệnh cảnh sát cơ động. Trong đó, có nội dung về việc tăng thêm một số tổ chức mới như: thành lập trung đoàn không quân công an nhân dân, trung đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh.

Đoàn CSCĐ kỵ binh trong tương lai sẽ phục vụ các hoạt động diễu binh, diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ giải tán đám đông, truy bắt tội phạm mà các phương tiện khác không thực hiện được, nhất là tại khu vực vùng sâu, vùng xa…


Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ Vabaya Handmade Leather!

Tùy vào đặc điểm, giá thành và phong cách của bản thân mà hy vọng bạn sẽ lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất cho bạn. Vabaya Handmade Leather tự tin cung cấp các sản phẩm đồ da thật handmade chất lượng cao, đa dạng và phong phú về mẫu mã mang lại những giá trị tuyệt vời cho khách hàng.

Chỉ cần đăng ký và để lại thông tin cá nhân của bạn, nhân viên bán hàng cùa Vabaya Handmade Leather sẽ tư vấn giúp bạn chọn lựa được những sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất với phong cách thời trang của bạn.

Với kinh nghiệm và sự tài hoa của những người thợ gia công, Vabaya cam kết sản phẩm của chúng tôi sẽ cùng bạn đồng hành lâu dài và chế độ bảo hành, hậu mãi của Vabaya sẽ giúp bạn thoải mái nhất khi mua sắm.

Vabaya Handmade Leather

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *