Cách phân biệt da thật và da giả theo ý kiến của chuyên gia

Da thật là một loại chất liệu được nhiều người ưa chuộng. Da thật có những đặc điểm, tính chất nổi trội và khả năng chịu đựng tốt. Điều đó khiến cho nó là một loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để gia công, chế tác giày, dép, thắt lưng, ví, mũ…với yêu cầu thẩm mỹ và giá trị kinh tế vượt trội.

1. Các loại da thật thường được sử dụng

Các loại da tự nhiên thường được sử dụng như là: Da trâu, da bò (giày dép, ví, thắt lưng, áo…) da heo (ví) và da cừu (áo khoác, găng tay). Ngoài ra còn các loại da bò non, da dê, da ngựa, da đà điểu, da cá sấu thường dùng cho các sản phẩm cao cấp.

Các loại da này phải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này để da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn. Trước khi làm ra thành phẩm da còn được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc. Các sản phẩm làm từ da có giá thành khá cao.

Bên cạnh các loại da thuộc từ thiên nhiên, con người bằng trí thông minh và khả năng tận dụng tốt tài nguyên đã chế tạo ra được các sản phẩm da nhân tạo. Với hai dòng sản phẩm chính là: Da Simili và da PU. Mặc dù là da nhân tạo, tuy nhiên chúng cũng có những đặc điểm không thua kém bất cứ sản phẩm da tự nhiên nào.

2. Tìm hiểu về các loại da thật động vật (Da tự nhiên)

Mỗi loại da thật đều có các đặc điểm, mức thẩm mỹ và giá trị kinh tế, giá trị sử dụng khác nhau. Ứng dụng của chúng trong đời sống hàng này là khá phổ biến. Chúng có những đặc điểm mà cho đến hiện tại, những chất liệu giả da không thể nào sánh kịp.

2.1. Da thật của lợn (Heo)

Lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại với nhau. Trên mặt thấy khá nhiều những hình tam giác nhỏ, sờ tay vào thấy cứng, phẳng,rắn, thường dùng để làm giày dép da, vali và túi.

Da lợn cật có độ mỏng hợp lý, mặt đanh nhẵn thích hợp làm lớp lót mặt trong các sản phẩm da thuộc. Nhờ vậy mà trong hầu hết các sản phẩm da handmade không thể thiếu sự góp mặt của những tấm da lợn cật.

Có 2 dòng da lợn khác nhau, da lợn cật và lợn thường. Vậy chúng khác nhau thế nào? lợn cật có bề mặt đanh mịn và bóng, các sợi đan chắc hơn nên cầm da có độ căng chặt. Trong khi đó lợn thường các mặt không được đanh mịn thường hơi xù xì kết cấu sợi mềm nên dễ nhăn khi sử dụng thường phải căng ra trước khi dán.

da lợn thật
Hình ảnh da lợn (Da heo)

2.2. Da bò / Trâu thật

Da bò có tính thẩm mỹ và chất lượng cao hơn, thường được sử dụng là túi xách, giày da, ví da…trong khi da trâu thường chỉ được dùng làm vật dụng và ghế sofa.

Da bò có lớp lông phủ dày, sợi lông nhỏ, mịn và mát hơn so với da trâu, các lỗ chân lông hình tròn, phân bố đều trên bề mặt da.

da bò thật
Hình ảnh da bò thật

Trong khi đó, da trâu có lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít, sợi lông to và cứng hơn lông bò, bề mặt da thô ráp.

Dù trải qua nhiều công đoạn thuộc da phức tạp, nhưng những đặc điểm về lỗ chân lông của da bò và da trâu không thay đổi. Da bò mỏng, mềm mại, bóng mịn, khó nhìn thấy lỗ chân lông bằng mắt thường. Có độ thẩm mỹ cao nên giá thành cũng cao hơn. Da trâu sau khi thuộc vẫn còn nguyên các lỗ chân lông thô ráp, có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường.

da trâu thật
Hình ảnh da trâu thật

2.3. Da thật của ngựa

Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của Da Bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm: Vali, túi…

Da ngựa nhìn qua có rất nhiều nét giống với da bò, đặc biệt là khi đã được làm thành sản phẩm như ví, thắt lưng thì lại càng có nhiều điểm giống. Tuy nhiên nếu chú ý kỹ bạn sẽ nhận thấy là da ngựa có lỗ chân lông to hơn so với da bò. Trong đó lỗ chân lông da ngựa thường có hình bầu dục, được sắp xếp theo một quy tắc nhất định.

Bên cạnh đó da ngựa nguyên miếng thì thường có màu sẫm hơn da bò, chúng cũng sẽ có những màu đặc trưng nhất là nâu đậm hay đen.
Ngoài ra ví làm từ da ngựa sẽ có một điều rất đặc biệt là khi xuất hiện các vết trầy xước, khi bạn tiếp tục sử dụng sau một thời gian thì những vết xước sẽ mờ hẳn đi, màu da. Còn ngay khi bị trầy da bạn có thể dùng bàn tay di lên vết xước nhiều lần để làm mờ vết xước.

da thật ngựa
Hình ảnh da ngựa thật

2.4. Da dê (Sơn dương)

Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2-4 lỗ chân lông to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo. Thường dùng dể làm: Bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn…

Da dê là loại da nhẹ hơn da bò, mềm, mịn, thớ chặt, dẻo độ dày chỉ khoảng 0,7 – 0,9 mm và có khả năng thấm nước nên thường được dùng làm áo khoác.

Da dê có độ bền cao, trọng lượng nhẹ hơn da bò, mềm như da cừu.

Bề mặt da dê có lớp vân nổi, trông rất sang trọng và hợp mốt.

Có những đường vân hình cung mà trên đó có từ 2 – 4 lỗ chân lông to, xung quanh có những lỗ chân lông nhỏ trên mặt da.

Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo.

da thật dê
Hình ảnh da dê thật

2.5. Da cừu

Da cừu là dòng da chuyên để chế tạo những món đồ thời thượng được rất nhiều tín đồ thời trang săn đón, bởi những sản phẩm được tạo ra từ dòng da này rất bền và đẹp. Còn gì tuyệt vời hơn việc sở hữu một chiếc túi xách, một cái ví hay bất kỳ món đồ nào làm từ da cừu, nó tôn lên sự sang trọng và quý phái cho những người sở hữu chúng.

da thật cừu
Da cừu

2.6. Da cá sấu

Da cá sấu là loại da sang trọng, được biết đến vì độ bền, mềm mại, linh hoạt. Trên thực tế, nó là một trong những loại da đẹp nhất bởi cấu trúc vảy độc đáo. Lớp dầu tự nhiên xuất hiện trong da giúp cho độ bền, ngăn ngừa nứt, thậm chí ở nhiệt độ khắc nghiệt và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Da cá sấu được đánh giá là một trong những chất liệu da có giá trị và dễ dàng tìm thấy trong các bộ sưu tập da của các hãng thời trang nổi tiếng như Gucci, Louis Vuition, Versace, Burberry…

da thật cá sấu
Da thật cá sấu nguyên con

3. Tìm hiểu về các loại da giả (Da nhân tạo)

Khi mà công nghệ ngày một cao thì hiện tượng nhái sản phẩm, nhái chất liệu ngày một nhiều. Nhưng nhận biết sự khác biệt của các chất liệu này thì không phải ai cũng nhận ra được. 

Hơn nữa, gọi là da giả nhưng chúng cũng có vị thế nhất định trong ứng dụng cuộc sống. Chúng có khả năng chịu nước, khả năng thẩm mỹ… Giá thành rẻ hơn, nguồn cung dồi dào, da thật ngày càng chiếm được nhiều cảm tính của người dùng.

Có 2 loại chất liệu giả da phổ biến hiện nay đó chính là: Simili và PU

3.1. Da Simili

Da Simili thường được làm từ tấm vải lót dệt kim bằng sợi polyester tiếp theo được bôi lên 1 hoặc 2 lớp nhựa PVC nhằm tạo kết dính giữa các lớp vải và nhựa, sau đó được gia công bằng các giao đoạn để tạo nên vân trên bề mặt da, cuối cùng được nhuộm màu để giúp da simili trở nên đẹp hơn và láng bóng hơn.

Là chất liệu giả da giá rẻ, cứng, được phủ một lớp Polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Nên chỉ cần nhìn và sờ qua là bạn có thể nhận ra được chúng.

da simili
Hình ảnh da Simili

3.2. Da PU

Da PU là tên gọi của 1 loại chất liệu được phủ lên bề mặt những chiếc túi xách. Nó không phải được làm từ da thật như da bò, da dê mà là chất liệu giả da cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Những chiếc túi xách được làm từ chất liệu da PU rất khó phân biệt với da thật.

Chất liệu này còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa mềm hay da nhựa dẻo… chúng là simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Do có tính chất của nhựa PU nên da PU mềm gần như da thật, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường.

Là chất liệu giả gia cao cấp, mềm mại và nếu không kiểm tra kỹ thì nhiều người sẽ bị nhầm chúng với da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.

da pu
Da PU

4. Cách nhận biết Da thật, giả da

Qua các đặc điểm, tính chất của hai loại chất liệu: Da thật và giả da. Sau đây, Vabaya sẽ cung cấp cho bạn đọc cách nhận biết hai loại này. Đây là cẩm nang khá bổ ích dành cho các bạn khi lựa chọn và sắm cho mình những sản phẩm đồ da ưng ý!

4.1. Nhận biết qua mùi

Da thật khi đưa lên mũi ngửi có mùi ngai ngái của lớp da khi thuộc. Còn vải giả da thì có mùi Nilon hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).

Điều này có thể khá là khó khăn khi phân biệt cho các bạn mới sử dụng, chưa có kinh nghiệm gì nhiều. Mùi của thắt lưng da sẽ rõ ràng hơn nhiều khi chúng ta đốt nó lên. Mùi da thật sẽ giống với mùi mà bạn đốt tóc, móng hay lông. Trường hợp khi chúng ta ngửi được mùi nilon giống như đốt túi bóng hay vật dụng bằng nhựa thì chắc chắn đấy là mùi của da giả.

4.2. Hơ lửa – Đối với miếng da nhỏ và ngọn lửa vừa phải

Khi lấy một mẫu da nhỏ hơ trên lửa, nếu là da thật miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng), Da sẽ bị co lại, biến dạng. còn chất liệu giả da khi cháy sẽ vón cục (giống đốt túi Nilon) do có thành phần của nhựa tổng hợp.

Khi hơ lửa thì đối với dản phẩm da thật sẽ cháy xém. Chúng có mùi khét của hợp chất hữu cơ, da giả sẽ bị vón cục. Y chang trường hợp khi chúng ta đốt túi nilon hay đồ nhựa. Vật dụng sẽ bị quéo lại, khét và biến dạng đen kịt. Vabaya khuyến cáo các bạn chỉ sử dụng cách này đối với một mẫu nhỏ hay một miếng da được cắt ra. Không phải thử trực tiếp trên sản phẩm, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rất nhiều đấy nhé!

4.3. Làm ướt sản phẩm

Nhỏ vài giọt nước lên bề mặt da. Nếu là da thật thì sau vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Do da thật luôn hấp thu độ ẩm, còn chất liệu giả da không thấm nước nên giọt nước sẽ lăn khỏi bề mặt vải giả da. Đây cũng là một trong những lợi thế lớn của da thật. Khi sử dụng làm dây đồng hồ, da thật thấm mồ hôi tốt. Giả da sẽ gây cảm giác khó chịu, thấm chí ngứa cho người sử dụng.

4.4. Quan sát bằng mắt

Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… Tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường, không có vết nứt hay vết rạn.

Bề mặt chất liệu gia dả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng do được sản xuất công nghiệp và phủ nhựa !!!

4.5. Ấn vào sản phẩm

Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các loại da tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này.

4.6. Màu sắc của sản phẩm

Màu của da giả luôn tươi sáng và có nhiều màu sắc đa dạng. Còn màu da thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu “sương mai”.

Cảm giác cầm trên tay, da thật màu tự nhiên, đồng nhất. Giả da màu tươi lạ thường, lốm đốm hoặc loang lổ do kỹ thuật nhuộm. Tất nhiên, đó là những loại giả da rẻ tiền. Những sản phẩm cao cấp cũng khó phân biệt lắm đấy nhé!

4.7. Sờ vào sản phẩm

Đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là chất liệu giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa. Được tạo bởi các chất liệu tổng hợp. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh.
Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng. Bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.

da thật
Còn một cách phân biệt rất hay nữa là tận tay mổ con vật cho da. Và dùng ngay như “Bear Grylls” đây!

XEM THÊM

Cùng tham khảo bài viết “Da Bò Dùng Để Làm Gì?” Tại đây

Cùng tham khảo bài viết “Sự Khác Biệt Giữa Da Nubuck và Da Lộn” Tại đây

Cùng tham khảo bài viết “Chỉ Khâu Da Bò – Chỉ Khâu Da Bò Bền Và Chất Lượng” Tại đây


Cảm ơn đã theo dõi!

Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:

Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/

Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *