Nội dung bài viết
Đồ da thủ công nói riêng và các sản phẩm được làm thủ công nói chung đều được ưa chuộng trên toàn thế giới. Ở một số nước, có những mặt hàng thủ công được coi như một nét văn hóa bản địa đặc sắc. Bên cạnh đó, giá thành của chúng cũng không hề rẻ! Vậy tại sao lại có điều này, hãy cùng tìm hiểu vì sao chúng có giá thành khá cao và rất được coi trọng.
1. Đồ da thủ công trong vòng quay lịch sử
Ngày xưa, khi con người chưa phát minh ra các loại máy móc hiện đại để có thể hỗ trợ trong việc sản xuất các sản phẩm thông thường. Hầu hết, từ quần, áo, giày…đến các công cụ lao động hay sau này là các phụ kiện, trang sức…đều được làm ra bởi bàn tay của các người thợ.
Sau đó, trải qua nhiều thế hệ, tích lũy kinh nghiệm sản xuất và tìm hiểu đổi mới cách làm, những sản phẩm chất lượng cao với độ tinh xảo độc đáo được ra đời. Có thể thấy như các bình gốm cổ, trống đồng hay các cổ vật được lưu giữ. Cũng có nhiều sản phẩm được sản xuất ra nhưng sau đó, người thợ qua đời hay không có người truyền thụ, nối dõi và kết quả là chỉ có vài chiếc trên toàn thế giới được sản xuất ra. Đó chính là nét độc đáo hiếm có, khó tìm.
2. Nói về nghề đồ da thủ công
Người mang nghề đồ da về Việt Nam
Đầu thời Mạc, tiến sĩ Nguyễn Thời Trung phụng mệnh triều đình đi sứ nhà Minh dâng lễ cống. Khi đi ông xin mang theo ba người cùng quê là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sỹ Bân, người làng Phong Lâm, Trúc Lâm, Văn Lâm với ước vọng tìm nghề mới mang về truyền dạy cho dân làng.
Trong thời gian lưu lại ở kinh đô Trung Quốc, các ông vẫn ngày ngày làm việc trong sứ quán, tối tối lại dạo khắp kinh thành thăm dò quan sát xem xét nên học nghề gì? Thấy một tiệm chuyên đóng giầy dép cho vua quan, các ông bàn bạc quyết tâm học bằng được nghề này. Nhờ lân la tìm hiểu quan sát, khéo léo ngoại giao, các ông được chủ tiệm giầy quý mến tiếp đón ân cần. Nhờ đó, các ông đã thu lượm được kiến thức về thuộc da và đóng giầy của người Trung Quốc.
Nghề đồ da thủ công xuất phát từ nghề da giầy
Hết thời gian đi sứ, các ông về nước mang theo những bí quyết về nghề da giầy. Các ông cũng tự đóng được một số mẫu giầy đem dâng vua và tâu lên vua ý định truyền bá nghề này cho dân làng. Vua thấy giầy đóng rất đẹp, ngợi khen và chấp nhận lời thỉnh cầu của các ông, sắc phong cho bốn ông là: “Dực bảo trung hưng tôn thần”. Sau này triều đình lại sắc phong cho Nguyễn Thời Trung làm Thành hoàng làng kiêm tổ nghề da giầy. Ba ông còn lại, mỗi ông làm Tổ nghề của một trong ba làng Phong Lâm, Trúc Lâm, Văn Lâm.
Ngày xưa, đồ da thủ công chỉ dành cho những dịp quan trọng
Trong thực tế những vị này có thể là đã cải tiến kiến thức về thuộc da và sáng chế những mẫu giầy dép mới. Chứ thực ra nghề da ở nước ta đã có từ lâu đời Trong các ngôi mộ cổ cách nay một, hai nghìn năm đã có những đồ tuỳ táng làm bằng da thuộc. Thời bấy giờ, nhu cầu về da giầy chủ yếu ở chốn thị thành vào dịp hội hè đầu xuân, hầu hết các thợ giầy Tam Lâm phải ra các nơi thị thành hành nghề. Họ tạm biệt quê hương vào cuối thu mang theo đồ nghề ra phố phường – Kẻ Chợ. Ở đây họ mở hiệu, hoạt động sôi nổi suốt mùa đông cho đến giữa mùa xuân khi nhu cầu về giầy dép giảm thì lại trở về quê hương làm ruộng. “Nông vi bản” là thế!
3. Đồ da thủ công và sức sống trong thời đại mới
Và như vậy, chúng ta đã biết được ngành da thủ công đã được hình thành và tồn tại ở Việt Nam cách đây từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, thời gian gần trở lại đây, trào lưu làm đồ da thủ công trong nước lại đón nhận một làn sóng cải cách, tiếp thu cái mới từ các nước và khu vực khác.
Nhiều chất liệu da từ nước ngoài được nhập về, trong đó có rất nhiều loại da của những loài động vật quý, hiếm, khó khai thác. Một mặt khác, những kiểu thiết kế mới mẻ cũng dần dần được học hỏi. Làm cho nghành đồ da thủ công được phổ biến rộng rãi. Được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
4. Đồ da thủ công có ưu điểm nào để có sức cạnh tranh
4.1. Về chất liệu làm đồ da thủ công
Da thuộc chất lượng cao là chất liệu được sử dụng trong hầu hết các đồ da thủ công. Đây là một loại da được làm từ da bò, da dê, da cừu… và phải trải qua khá nhiều công đoạn thuộc da để tạo nên nên có được chất lượng tốt.
Ưu điểm của da thật là có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị bóc vảy hoặc rạn nứt như những loại da nhân tạo kém chất lượng khác.
Bên cạnh đó, loại da này có màu sắc khá tự nhiên có thể dễ dàng phối đi cùng với những bộ đồ khác nhau và vẫn giữ được nét nổi bật.
Vabaya sử dụng chất liệu da công là những loại da cao cấp, chất lượng cực kỳ tốt, màu sắc và độ bền đạt đến độ hoàn thiện cao.
4.2. Về mẫu mã đồ da thủ công
Các sản phẩm đồ da thủ công được làm hoàn toàn bằng tay theo sự thiết kế của người làm hoặc mong muốn của người đặt hàng. Vì thế mà các loại đồ da thủ công này không theo một xu hướng nhất định nào đang nổi trên thị trường. Mà nó chỉ mang nét độc đáo riêng cho bản thân.
Bên cạnh đó, các món đồ da thủ công được những người thợ làm qua rất nhiều công đoạn và vô cùng tỉ mỉ. Vì thế mà các món đồ này thường toát lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng. Tất cả những điều trên đã tạo cho các món đồ da thủ công có thể sử dụng để phối hợp với bất kỳ phong cách nào của chủ nhân qua thời gian dài mà không bị lỗi mốt.
4.3. Về chất lượng gia công đồ da thủ công
Tùy theo yêu cầu mà chất lượng gia công sản phẩm sẽ khác nhau. Một số tool có thể hỗ trợ thêm cho quá trình này. Chính vì được làm bằng thủ công nên từng đường kim mũi chỉ của sản phẩm sẽ được trau chuốt đến mức hoàn thiện cao nhất.
Đặc biệt, những sản phẩm đồ da thủ công từ Vabaya mang lại chất lượng cực kỳ tốt. Chúng tôi luôn đặt hết tâm huyết vào các sản phẩm mà mình làm. Hy vọng mang lại sự hài lòng cao nhất từ khách hàng.
4.4. Về độ bền đồ da thủ công
Chất liệu da thật có độ bền rất cao. Không hề bị bong tróc hay biến dạng trong quá trình sử dụng lâu dài.
Ở Vabaya chất liệu da được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau và đều là sản phẩm đạt chất lượng cao. Loại chỉ may mà chúng tôi sử dụng cũng được lựa chọn chi tiết. Khiến cho chúng có thể chịu đựng suốt khoảng thời gian sử dụng. Sơn cạnh mà Vabaya dùng có giá khá cao. Vì chúng tôi luôn muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng nên chúng tôi không sử dụng những phụ kiện có chất lượng thấp để gia công.
4.5. Về tâm huyết của người thợ đồ da thủ công
Các sản phẩm thủ công đều mang những vẻ đẹp riêng, vô cùng độc đáo và nổi bật.
Cũng chính vì sản phẩm này được tạo ra từ đôi tay con người nên nó được tạo ra mang những tâm trạng, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, dù có sao chép nhưng mỗi sản phẩm đều có nét riêng biệt không bao giờ giống nhau.
Các sản phẩm handmade có thể tạo ra để đáp ứng tốt những nhu cầu mong muốn của khách hàng. Cũng như có thể nói rõ được chủ ý của người làm ra.
Ngoài ra đây còn được xem là một trong những tuyệt tác mà con người có thể tạo ra nhờ vào sự sáng tạo, nên nó rất được ưa chuộng và thích thú.
4.6. Về ý nghĩa đối với con người và môi trường của ngành đồ da thủ công
Không chỉ có thế dựa vào những nguyên liệu tái chế con người có thể mang lại một sản phẩm tuyệt vời nên nó vừa giúp tiết kiệm chi phí, lại có thể bảo vệ môi trường tốt nhất.
Với việc tạo ra các sản phẩm handmade có thể góp phần tăng thêm thu nhập của nhiều người, giải quyết tốt các vấn đề về tìm kiếm việc làm.
Việc chính tay mình tạo ra những món quà handmade để dành tặng cho người thân sẽ mang ý nghĩa tuyệt vời nhất mà khó có món quà nào sánh bằng.
5. Một số ngành nghề thủ công được biết đến rất sớm và trở thành một nét đẹp văn hóa Việt Nam
Có khá nhiều ngành nghề thủ công ở Việt Nam được biết đến rất sớm và được thực hành, duy trì qua ngàn năm lịch sử dân tộc. Điển hình như:
5.1. Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục.
5.2. Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định)
Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra.
5.3. Làng thêu Văn Lâm, Hoa Lư, Ninh Bình
Trong các làng nghề thêu truyền thống ở Việt Nam, làng Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải, tỉnh Ninh Bình là một trong những nơi hội tụ những tinh hoa của nghề thêu ren ở Việt Nam. Với sự sáng tạo, thừa kế nghề di sản của cha ông, những người thợ làng Văn Lâm đã làm ra những sản phẩm thêu ren mang vẻ đẹp độc đáo, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
5.4. Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: Người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.
Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
5.5. Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
Làng được hình thành từ cuối thế kỷ 18, người có công khai sáng ra làng nghề này là ông Huỳnh Bá Quát – người Thanh Hóa. Ông đã vào an cư lập nghiệp tại chân núi Ngũ Hành Sơn, ông khám phá ra đây là một cụm núi đá Cẩm Thạch có thể chế tác ra nhiều sản phẩm trang trí.
Nên sau đó ông bèn khai thác đem về chế tác những lúc rảnh rỗi, bên cạnh nghề làm nông ra thì mỗi khi rảnh ông lại lấy đá ra chế tác, đục đẽo thành những tấm bia mộ. Chế tác chày và cối giã tiêu, giã thuốc, cối xay, hoặc làm các hòn đá chì cho những ngư dân trong vùng. Các sản phẩm của ông Quát được nhiều người ưa thích và mua về, lượng khách ngày một đông hơn.
Do đó nó đã mang tới cho ông một nguồn thu nhập kha khá. Từ đây, ông bắt đầu nghĩ nó sẽ trở thành một nghề nghiệp mang lại nguồn thu nhập khi nhàn rỗi, nên đã truyền lại cho con cháu và những người quen quanh làng.
5.6. Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)
Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể tới làng lụa Vạn Phúc qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông thì rẽ phải, hoặc đi theo tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu. Mặc dù tại đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng làng lụa Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được vẻ đẹp cổ kính.
5.7. Làng Cau Cao Nhân (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
Cao Nhân là một xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Xã Cao Nhân nằm ở phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên nổi tiếng với làng nghề trồng cau của Việt Nam. Hầu hết người dân ở đây làm nghề trồng, sấy và buôn bán cau
5.8. Làng đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
Sản phẩm của làng đúc Mỹ Đồng đa dạng, phục vụ mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng. Với nghề đúc truyền thống gần 3 thế kỷ, Mỹ Đồng từng bước vươn lên, trở thành lá cờ đầu của huyện Thủy Nguyên trong phát triển kinh tế, xây dựng làng nghề truyền thống.
Phát huy nghề đúc truyền thống của ông cha, người dân Mỹ Đồng hôm nay kế thừa, sáng tạo, đưa nghề đúc kim loại thành ngành kinh tế chính của địa phương. Đến nay, toàn xã có gần 100 hộ đúc gang, 15 hộ đúc đồng, hàng chục xưởng cơ khí, rèn, dịch vụ đi kèm. Sản phẩm của làng nghề Mỹ Đồng có mặt ở khắp các thị trường trong nước, nước ngoài.
6. Tại sao ngành nghề thủ công vẫn tồn tại được cho đến ngày nay
Trong thời đại ngày nay, máy móc được đưa vào sản xuất. Năng suất làm việc của máy móc nhiều hơn của con người rất nhiều lần. Những sản phẩm được làm bằng máy có mức độ đồng nhất cao, thời gian sản xuất nhanh, hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn duy trì, sử dụng những sản phẩm làm bằng thủ công.
Để lý giải điều này, chỉ có thể nói rằng điểm khác biệt chính nhất giữa sản phẩm thủ công và sản phẩm làm bằng máy đó chính là con người. Những con người tài hoa, những sản phẩm họ làm ra mang cá tính, sự tỉ mỉ, cẩn trọng và hơi thở của họ.
Một ví dụ điển hình là Batek, một cách xăm mình thủ công được thực hiện bởi các nghệ nhân.
Batek là biểu tượng của lòng dũng cảm, được thực hiện trong một số nghi lễ truyền thống. Hình xăm còn đánh dấu sự trưởng thành. Thợ xăm được gọi là mabatek, sử dụng một mũi kim gắn trên thanh gỗ để xăm lên da những hình như chim cò, thằn lằn, rết hay các biểu tượng khác.
Người dân ở vùng Bontoc gọi kiểu xăm này là Fatek, còn người Kalinga gọi là Batok. Hiện còn rất ít nghệ sĩ xăm Batek, vì vậy du khách muốn kiểu xăm đặc biệt này phải đặt hẹn trước.
7. Kết luận
Như vậy, bạn đã có thể biết vì sao đồ da thủ công được nhiều người ưa chuộng và có giá thành khá cao phải không nào. Hy vọng Vabaya cùng các bạn sẽ có thể duy trì nét đẹp truyền thống của dân tộc ta và cùng nhau bảo vệ môi trường, phát huy được tiềm năng của đất nước. Quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra toàn thế giới.
Vabaya xin chân thành cảm ơn đã theo dõi!
XEM THÊM:
- Tham khảo các sản phẩm ví da nam thủ công từ Vabaya
- Tham khảo thêm các sản phẩm dây da đồng hồ thủ công từ Vabaya
- Tham khảo thắt lưng da thủ công từ Vabaya
Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:
Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/
<
p style=”text-align: justify;”>Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!