Dụng cụ làm đồ da thủ công đầy đủ nhất từ A-Z cho người mới bắt đầu

Dụng cụ làm đồ da thủ công bao gồm những món gì? Công dụng của chúng và giá cả từng món như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây cùng Vabaya để nắm cho mình những kiến thức hữu ích tuyệt vời nhé!

1. Các bước làm nên sản phẩm về da

Da thuộc là một trong những nguyễn liệu khó may. Chúng không phải chỉ cần kim chỉ là may được. Để làm một món đồ như túi hay ví bằng da cần có những công đoạn nhất định như sau:

  • Lên bản vẽ, thiết kế kiểu dáng túi hoặc ví
  • Đo và cắt các miếng da một cách chuẩn xác, tỉ mỉ
  • Lấy dấu lỗ thẳng hàng từng tấm một. Đục lỗ theo dấu có sẵn
  • Cố định miếng da bằng băng keo
  • Xâu chỉ qua lỗ và thắt đường chỉ may theo kỹ thuật may thủ công
  • Làm gọn đường chỉ may
  • Làm sạch da và các đường viền may thật cẩn thận

Tùy vào yêu cầu của mỗi người mà chiếc túi hoặc ví còn có thể trang trí hay khắc họa.

Những sản phẩm đồ da thủ công không chỉ là sản phẩm của những người thợ làm da. Mà chúng còn là những tác phẩm chứa linh hồn của những người nghệ nhân. Và cả những tình yêu của những bạn trẻ sáng tạo có cá tính, đam mê.

2. Bộ dụng cụ làm đồ da thủ công đầy đủ nhất

2.1. Dụng cụ cơ bản đầu tiên: Đế đục

Để bảo vệ sàn nhà và bàn làm việc, bạn cần thứ này trong bộ dụng cụ làm đồ da thủ công. Thông thường đế đục sẽ được làm từ cao su cứng có kích thước từ 10 x 15cm và độ dày từ 2cm. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, đế đục sẽ có giá dao động từ 30.000đ – 50.000đ trở lên.

đế đục cao su
Đế đục thông thường sẽ được làm từ cao su cứng

2.2. Dụng cụ tiếp theo: Kéo

Sử dụng để cắt những miếng da theo kích thước thiết kế. Một chiếc kéo tốt có thể tạo ra được một đường cắt sắc mép, làm cho sản phẩm của bạn sẽ được chỉnh chu hơn. Và thao tác của bạn với miếng da sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Kéo sẽ có giá dao động từ 50.000đ – 100.000đ trở lên.

kéo cắt da
Kéo

Tham khảo bài viết “Các Loại Da Phổ Biến Nhất Trong Thời Trang Đồ Da (Bài Viết Đầy Đủ Nhất) (P.1)” Tại đây

2.3. Keo dán UHU

Trong thực tế có khá nhiều loại keo dán được sử dụng trong ngành đồ da thủ công. Tuy nhiên, Vabaya giới thiệu đến bạn đọc loại keo được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam là keo dán UHU. Loại keo này được sử dụng để dán hai miếng da khác nhau lại với nhau, giúp cố định form sản phẩm. UHU là loại keo giúp hỗ trợ rất tốt trong công đoạn đục và may. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Keo dán UHU sẽ có giá dao động từ 40.000đ – 100.000đ.

keo dán uhu
Keo dán UHU

2.4. Đục tròn đơn

Có khá nhiều loại đục khác nhau được sử dụng trong ngành da thủ công. Tuy nhiên, loại đục tròn đơn này là loại dụng cụ được sử dụng khá nhiều. Có các loại đục phổ biến là: Đục 2 chân, 4 chân và 6 chân. Loại đục 2 chân sẽ được dùng trong các góc bo tròn của sản phẩm. Ngược lại loại 4 chân và 6 chân được sử dụng trên các chi tiết dài.

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều hãng cung cấp các loại đục khác nhau và chất lượng cũng khác nhau. Một số có nguồn gốc từ Nhật Bản. Một số khác được nhập về từ Mỹ. Các loại đục này khá chính xác. Giúp cho các đường may gọn gàng, dễ dàng.

Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục tròn sẽ có giá dao động từ 40.000đ – 100.000đ trở lên.

đục tròn
Đục tròn đơn

2.5. Bút bạc dùng để đánh dấu

Là dụng cụ để đánh dấu lên miếng da. Sau đó cắt chúng theo kích thước và hình dáng như trong thiết kế. Hoặc với một nhiệm vụ khác là để đánh dấu bước đục. Một dụng cụ đơn giản nhưng khá quan trọng giúp định hình sản phẩm tốt hơn. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục tròn sẽ có giá dao động từ 5.000đ – 20.000đ trở lên.

bút bạc đánh dấu
Bút bạc

2.6. Búa cao su

Dụng cụ này được sử dụng để đục, tất nhiên rồi. Hay nó còn có một nhiệm vụ khác là làm dẹt đường chỉ khâu. Giúp làm dẹt mép da. Đầu búa được làm từ cao su cứng, cán búa là gỗ. Trên thị trường hiện cũng có khá nhiều nhà sản xuất búa khác nhau. Chúng được sản xuất vừa cả trong nước lẫn nước ngoài. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục tròn sẽ có giá dao động từ 50.000đ – 100.000đ trở lên.

búa cao su
Búa cao su

Tham khảo bài viết về việc sản xuất da thời kỳ đầu Tại đây

2.7. Chỉ may chuyên dùng cho đồ da

Chỉ may có nhiều size khác nhau bắt đầu từ size 2 đến size 10-12mm. Những sản phẩm thủ công mang tính chất tao nhã, thanh lịch và gọn nhẹ thường sử dụng chỉ nhỏ. Với những sản phẩm bụi bặm, gai góc thì sử dụng chỉ lớn hơn, mạng lại cảm giác chắc chắn, mạnh mẽ.

  • Chỉ vải: Chỉ thường theo dạng dẹt, các sợi được dệt với nhau. Chúng không bị tưa, nhưng may lên đường không được đẹp và không bền bằng các loại chỉ kia.
  • Chỉ nilon, chỉ dù: Loại chỉ làm bằng nilon, may một lúc là bị xoắn tơi tả. Thường là loại chỉ may da dễ kiếm nhất.
  • Chỉ hồ: Thực ra nhiều chỗ bán chỉ sáp và gọi là chỉ hồ, cũng chính xác. Bởi chỉ hồ chung quy cũng là chỉ bôi sáp. Chỉ này cũng được làm bằng nylon hoặc vải. Nhưng chúng được nhúng các sợi với keo. Sau đó xoắn với nhau thành sợi. Vabaya thích dùng chỉ này nhất. May dễ, đường chỉ mượt mà không bị tưa. Nếu không chuyên dùng chỉ thì khó có thể nhận ra sự khác nhau giữa chỉ hồ và chỉ nylon. Nhưng may lên thì rất khác biệt, không bị xơ hay tách ra như chỉ dù và nilon.
  • Chỉ sáp: Là loại chỉ nylon hoặc chỉ vải. Tuy nhiên sau khi xoắn lại, chúng được phủ lớp sáp bên ngoài. Tức là so với chỉ hồ, chỉ sáp khác ở chỗ bọc ngoài chỉ. Được coi như bảo vệ lõi bên trong khỏi bị nước ăn mòn. Nhược điểm là chỉ sáp thường có lớp sáp dày, nên sợi thô và khi xâu chỉ thì lớp sáp hay bị dồn lại. Vabaya cũng có dùng chỉ này cho ví, lỗ đục phải to, nên rõ sợi chỉ chứ không mịn được như chỉ hồ.
chỉ may đồ da
Một loại chỉ may được sử dụng trong đồ da thủ công

2.8. Kim may chuyên dùng cho đồ da

Kim may đồ da thủ công thường được sử dụng là kiểu kim may đầu tù. Có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp loại dụng cụ này. Tùy theo chất lượng kim may mà giá thành kim may có thể giao động từ 30.000 – 100.000đ trở lên. Một chiếc kim may tốt là cho khả năng xiên qua các lỗ đục một cách trơn tru. Làm cho việc may dễ dàng, hơn nữa có thể phù hợp với mọi loại chỉ may khác nhau giúp đạt hiệu quả tốt nhất cho công đoạn hoàn thiện sản phẩm.

kim chỉ may đồ da
Các kiểu kim may được sử dụng trong đồ da thủ công

2.9. Bảng cắt tự liền A3

Dụng cụ này sử dụng để bảo vệ bàn làm việc và những vật dụng có thể nằm dưới những đường cắt của dao cắt da. Hầu hết những bảng cắt này được làm bằng cao su tự lành. Cho nên các bạn không phải lo việc những đường cắt sẽ để lại vết xước hay vết lõm gì trên món này đâu nhé!

Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công. Bảng cắt sẽ có giá dao động từ 150.000đ – 300.000đ trở lên.

bảng cắt tự liền
Bảng cắt A3

2.10. Dao rọc cán cao su

Đây là dụng cụ cần thiết cho những vết cắt thẳng hay những đường viền yêu cầu độ sắc nét cao. Có khá nhiều thương hiệu cung cấp dụng cụ này trên thị trường. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình thì Vabaya khuyên bạn nên chọn những thương hiệu uy tín với giá thành mỗi dao khoảng 100.000đ trở lên. Chúng giúp thao tác có thể dễ dàng hơn và đường cắt thì ngọt hơn. Chắc chắn là sẽ rất dễ dàng cho bạn nào mê tiểu tiết đúng không nào?

dao rọc giấy
Dao cắt cán cao su

Tham khảo bài viết các thành phần của một tấm da được sử dụng như thế nào Tại đây

2.11.Compa ke viền

Để có những nhát đục chuẩn xác, đây là dụng cụ cần thiết. Compa ke viền sẽ tạo những đường rãnh nhỏ giúp định hình đường chỉ may trên sản phẩm. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho những bạn mới vào nghề đồ da thủ công. Ngay cả những cao thủ cũng thường xuyên sử dụng nó như công cụ tạo độ chuẩn xác cho đường may.

Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Compa ke viền sẽ có giá dao động từ 150.000đ – 300.000đ trở lên.

Compa ke viền
Compa ke viền

2.12. Đục trám cán dẹt

Ở bài viết trước thì Vabaya đã giới thiệu cho bạn đọc loại đục tròn. Tuy nhiên không phải bất cứ sản phẩm, đường may nào cũng sử dụng đục tròn. Với những đặc trưng riêng, đục trám luôn có chỗ đứng nhất định. Những đường chỉ sau khi được may sẽ có dạng chéo, tính thẩm mỹ cũng cao hơn so với loại đục truyền thống.

Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục trám cán dẹt viền sẽ có giá dao động từ 150.000đ – 300.000đ trở lên.

Đục trám cán dẹt
Đục trám cán dẹt

2.13. Thước sắt

Thước sắt là dụng cụ không thể thiếu khi chúng ta cần vạch ra những đường thẳng dài trên tấm da. Điều này giúp cho vết cắt của chúng ta thẳng hàng và sắc nét. Có nhiều thương hiệu cung cấp các loại thước sắt với kích thước khác nhau như 20 – 30 50cm. Tùy theo kích thước đường thẳng chúng ta cần mà phù hợp với từng loại kích thước khác nhau.

Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Thước sắt sẽ có giá dao động từ 50.000đ – 100.000đ trở lên.

Thước sắt
Thước sắt

2.14. Nước xoá bút bạc trên da

Bài đầu tiên đã giới thiệu cho các bạn bút bạc để đánh dấu những đường cắt hay vị trí đục. Tuy nhiên thì không phải lúc nào chúng ta cũng thao tác chuẩn trên tấm da. Dụng cụ này giúp chúng ta sửa sai! Chủ yếu dụng cụ này được nhập từ Trung Quốc với chất lượng và giá thành khá hợp lý với túi tiền người Việt Nam.

Bạn sẽ dễ dàng tìm được dụng cụ này trong các shop hay cửa hàng bán đồ da thủ công với giá dao động từ 4.000 – 10.000đ

Nước xoá bút bạc trên da
Nước xoá bút bạc trên da

Tham khảo bài viết về việc sản xuất da thời kỳ đầu Tại đây

2.15. Bộ đóng nút đầy đủ

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng trên móc khuy đồ da có những nút bằng inox, bạc hay đồng. Bộ dụng cụ sau đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi này. Vabaya khuyên bạn nên mua cả bộ đóng nút đầy đủ với các kích thước khác nhau với giá dao động từ 200.000 – 400.000đ mỗi bộ với xuất xứ từ Trung Quốc. Một số bộ đóng nút nhập khẩu từ Mỹ hay Nhật Bản sẽ có giá cao hơn một chút từ 450.000 – 550.000đ.

Bộ đóng nút đầy đủ
Bộ đóng nút đầy đủ

2.16. Sơn lót cạnh và sơn màu cạnh

Ở các viền của ví da hay dây da. Người thợ thủ công sẽ cần đến sơn lót cạnh và sơn màu cạnh. Với cơ chế đông cứng và kết dính. Những loại sơn cạnh được bán trên thị trường sẽ dính chặt vào cạnh da. Và có thể là miếng da nếu bạn không cẩn thận làm rơi lên chúng. Để xóa hay tẩy những loại sơn lót cạnh này. Ta sẽ cần đến những dung dịch đặc biệt sẽ được Vabaya giới thiệu trong các bài viết sau.

Sơn cạnh da là một công đoạn khá tỉ mỉ và khó thao tác. Để có được một sản phẩm sơn cạnh đẹp và ưng ý phải trải qua quá trình làm việc. Có nhiều trên các góc cạnh và sản phẩm khác nhau.

Hiện tại trên thị trường cung cấp khá nhiều loại sơn cạnh với các thương hiệu khác nhau. Và chất lượng cũng khác nhau tương ứng với giá thành của nó.

Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công. Sơn lót cạnh và sơn màu cạnh sẽ có giá dao động từ 100.000đ – 200.000đ trở lên/một hũ.

sơn cạnh
Sơn lót cạnh và sơn màu cạnh
sơn cạnh
Sơn lót cạnh và sơn màu cạnh

3. Kết luận

Trên đây là các dụng cụ làm đồ da thủ công cơ bản mà Vabaya muốn giới thiệu đến bạn đọc. Trong các bài viết tiếp theo, Vabaya sẽ đưa các bạn vào thế giới đồ da thủ công với các dụng cụ nâng cao như đục, chạm, vẽ… trên da.

XEM THÊM:


Cảm ơn đã theo dõi!

Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:

Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/

Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *