Nội dung bài viết
Virus Corona là gì? Loại virus này có nguồn gốc từ đâu? Trong lịch sử đã từng ghi nhận những bệnh lý liên quan đến chủng virus nguy hiểm này hay chưa? Người bị nhiễm bệnh có triệu chứng gì, biến chứng của chúng nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe? Cách phòng ngừa tránh để chúng lây lan như thế nào?
Virus Corona là gì?
Virus Corona là một nhóm gồm các loại virus gây bệnh ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người và chim. Ở người, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường là nhẹ nhưng trong trường hợp ít gặp có thể gây tử vong.
Tên “Coronavirus” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Corona“, có nghĩa là vương miện hoặc hào quang. Sở dĩ các nhà khoa học đặt cho chúng cái tên này là bởi vì khi soi chúng dưới kính hiển vi điện tử, hình thái cấu trúc của loại virus này được tạo bởi một rìa lớn, tạo thành một hình ảnh như “Vương miện hoàng gia” hoặc “Vành nhật hoa”.
Coronavirus thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn. Ví dụ như: Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và gây tử vong.
Virus Corona đã được phát hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước
Virus Corona được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1960. Đầu tiên, một loại virus gây viêm phế quản trên người truyền nhiễm từ loài gà được đặt tên là Coronavirus 229E. Loại thứ hai được phát hiện ra trong khoang mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường và được giới khoa học đặt tên là Coronavirus OC43.
Sau đó, các thành viên khác của họ virus này đã được xác định, bao gồm: SARS-CoV năm 2003, HCoV NL63 năm 2004, HKU1 năm 2005, MERS-CoV năm 2012 và SARS-CoV-2 năm 2019. Hầu hết trong số này là nguyên nhân chính gây nên các dịch bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Loại virus Corona mới nhất được phát hiện tại Vũ Hán
Loại virus thuộc nhóm virus này được phát hiện mới nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Chúng được ký hiệu là 2019-nCoV, đã được báo cáo tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và đã gây ra một đại dịch nghiêm trọng tại đó. Do đặc điểm lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc gần nên sau đó chúng nhanh chóng lan sang các nơi khác trên giới.
Đến ngày 1 tháng 8 năm 2020, có 690.040 trường hợp tử vong đã được báo cáo và được xác nhận. Chủng virus tại Vũ Hán đã được xác định là một chủng mới của dạng β CoV từ nhóm 2B với độ tương tự di truyền ~ 80% so với SARS-CoV, chủng vừa mới được WHO đặt tên là SARS-CoV-2 (Tên gọi này được đặt chính thức từ ngày 11/2/2020 bởi Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV), trước đó nó được gọi là 2019-nCoV). Virus này bị nghi ngờ là có nguồn gốc từ các động vật hoang dã như rắn và dơi, được lây lan do việc buôn bán tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam Vũ Hán.
Virus Corona đã biến thể như thế nào sau khi gây bệnh ở người?
Tới thời điểm hiện tại, có 7 chủng Coronavirus gây bệnh trên người được biết tới:
- Vi rút Coronavirus 229E ở người (HCoV-229E)
- Vi rút Coronavirus OC43 (HCoV-OC43)
- SARS-CoV
- Vi rút Coronavirus ở người NL63 (HCoV-NL63, Coronavirus New Haven)
- Vi rút Coronavirus ở người HKU1
- Hội chứng hô hấp Trung Đông do Coronavirus (MERS-CoV), trước đây gọi là Coronavirus mới 2012 và HCoV-EMC.
- SARS-CoV-2, còn được gọi không chính thức là 2019-nCoV, viêm phổi Vũ Hán hoặc Coronavirus Vũ Hán.
Sau bùng phát lớn của các vụ dịch SARS năm 2003, các nhà virus học đã có một mối quan tâm mới đối với các Coronavirus. Trong nhiều năm, các nhà khoa học chỉ biết về hai loại Coronavirus ở người (HCoV-229E và HCoV-OC43). Việc phát hiện ra SARS-CoV đã bổ sung một loại Coronavirus thứ ba ở người.
Virus Corona liên tục xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm
Đến cuối năm 2004, ba phòng thí nghiệm nghiên cứu độc lập đã báo cáo về việc phát hiện ra một loại Coronavirus thứ tư ở người. Nó đã được các nhóm nghiên cứu khác nhau đặt tên là NL63, NL và New Haven Coronavirus.
Đầu năm 2005, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông đã báo cáo tìm thấy một loại Coronavirus thứ năm ở hai bệnh nhân bị viêm phổi. Họ đặt tên cho nó là Human Coronavirus HKU1.
Vụ dịch viêm phổi Trung Quốc năm 2019 – 2020 bắt nguồn từ một loại Coronavirus mới được WHO ký hiệu là 2019-nCoV, xảy tại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc và dần dần lan rộng sang các vùng khác ở Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.
Sau đó, Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) cũng quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus Corona mới này là SARS-CoV-2 vào ngày 11 tháng 02 năm 2020.
Những đợt dịch nghiêm trọng do Virus Corona gây ra
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)
Năm 2003, sau khi bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đã bắt đầu từ năm trước ở châu Á và các trường hợp thứ phát ở nơi khác trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một thông cáo báo chí nói rằng một loại Coronavirus mới được xác định bởi một số lượng phòng thí nghiệm là tác nhân gây bệnh SARS. Virus được đặt tên chính thức là SARS Coronavirus (SARS-CoV).
Hơn 8.000 người bị nhiễm bệnh này, khoảng 10% trong số họ đã chết.
Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)
Vào tháng 9 năm 2012, một loại Coronavirus mới đã được xác định, ban đầu được gọi là Novel Coronavirus 2012, và bây giờ được đặt tên chính thức là Coronavirus hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một cảnh báo toàn cầu ngay sau đó. Bản cập nhật của WHO vào ngày 28 tháng 9 năm 2012 tuyên bố rằng virus dường như không dễ dàng truyền từ người sang người. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 5 năm 2013, một trường hợp lây truyền từ người sang người ở Pháp đã được Bộ Xã hội và Y tế Pháp xác nhận.
Khi virus càng nhiều biến thể, tỷ lệ tử vong cũng gia tăng
Ngoài ra, các trường hợp lây truyền từ người sang người đã được Bộ Y tế tại Tunisia báo cáo. Hai trường hợp được xác nhận liên quan đến những người dường như đã mắc bệnh từ người cha quá cố của họ, người bị bệnh sau chuyến thăm Qatar và Ả Rập Saudi. Mặc dù vậy, có vẻ như virus gặp khó khăn khi lây lan từ người sang người, vì hầu hết các cá nhân bị nhiễm bệnh không lan truyền virus này.
Tính đến tháng 12 năm 2019, 2.468 trường hợp nhiễm MERS-CoV đã được xác nhận bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, 851 trong số đó là tử vong, tỷ lệ tử vong khoảng 34,5%.
Dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2019–20 (COVID-19)
Dịch viêm phổi bắt đầu vào giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, khi một nhóm người bị bệnh viêm phổi nhưng không rõ nguyên nhân, liên quan chủ yếu đến những người buôn bán làm việc tại Chợ hải sản Hoa Nam, chợ chuyên bán động vật hoang dã sống.
COVID-19 được coi như là một chứng viêm phổi lạ
Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tìm thấy một chủng loại Coronavirus chưa từng biết đến trước đó, được WHO ký hiệu tạm thời là 2019-nCoV và sau đó có tên chính thức là SARS-CoV-2 được đặt bởi Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV). Loại Coronavirus mới phát hiện này có bộ gen giống ít nhất 70% với virus gây ra dịch SARS năm 2003 (SARS-CoV).
WHO cũng như các chuyên gia y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một Betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus.
Cơ chế gây bệnh và lây lan của Virus Corona
Hầu hết các loại SARS-CoV-2 có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:
- Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.
- Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có SARS-CoV-2 khiến virus truyền từ người này sang người khác.
- Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
- Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
Virus này ban đầu có thể xuất hiện từ nguồn động vật nhưng hiện nay đã lây lan từ người sang người. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì SARS-CoV-2 có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra.
Virus Corona có thể tồn tại bao lâu trong môi trường?
Dưới đây là hướng dẫn về thời gian virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 sống trên một số bề mặt mà bạn có thể chạm vào hàng ngày. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về loại virus Corona chủng mới này. Chẳng hạn như họ không biết liệu việc tiếp xúc với nhiệt, lạnh hay ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của chúng trên bề mặt hay không.
Trên bề mặt kim loại
Thời gian tồn tại: 5 ngày
Ví dụ: Tay nắm cửa, trang sức, đồ dùng bằng bạc, nút thang máy…
Trên bề mặt chất liệu Gỗ
Thời gian tồn tại: 4 ngày
Ví dụ: Nội thất, sàn gỗ…
Trên bề mặt chất liệu nhựa
Thời gian tồn tại: 3 ngày
Ví dụ: Bao bì như hộp đựng sữa và chai đựng chất tẩy rửa, ghế xe buýt, ba lô…
Trên bề mặt chất liệu thép không rỉ
Thời gian tồn tại: 3 ngày
Ví dụ: Tủ lạnh, nồi và chảo, bồn rửa, một số chai nước…
Trên bề mặt chất liệu giấy, bìa carton
Thời gian tồn tại: 1 ngày
Ví dụ: Hộp vận chuyển, các thùng sữa, thùng mì tôm…
Trên bề mặt chất liệu bằng đồng
Thời gian tồn tại: 4 giờ
Ví dụ: Đồng xu, ấm trà, dụng cụ nấu ăn…
Trên bề mặt chất liệu bằng nhôm
Thời gian tồn tại: 2 – 8 giờ
Ví dụ: Lon nước ngọt, bình đựng nước…
Trên bề mặt chất liệu bằng thủy tinh
Thời gian tồn tại: 5 ngày
Ví dụ: Ly uống nước, ly đo lường, gương, cửa sổ…
Trên bề mặt chất liệu bằng gốm, sứ
Thời gian tồn tại: 5 ngày
Ví dụ: Bát đĩa, đồ gốm, cốc…
Trên thực phẩm
Virus Corona chủng mới dường như không lây lan qua tiếp xúc với thực phẩm. Tuy nhiên, bạn nên rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước trước khi dùng. Dùng bàn chải hoặc tay của bạn để loại bỏ bất kỳ vi trùng có thể có trên bề mặt thực phẩm.
Rửa tay sau khi bạn đi siêu thị. Nếu bạn có hệ thống miễn dịch yếu, bạn nên mua sản phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
Trong nước
Coronavirus chủng mới không được tìm thấy trong nước uống. Nếu nó xâm nhập vào nguồn nước, nhà máy xử lý nước sẽ lọc và khử trùng nước – Cách giết chết mọi vi trùng.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm rồi có miễn nhiễm với Virus Corona không?
SARS-CoV-2 không gây ra cúm, chỉ gây ra cảm lạnh. Vì vậy chích vắc xin cúm sẽ ngừa được cúm chứ không ngừa được SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên chích vắc xin cúm để không nhầm lẫn với bệnh nào khác. Ngoài ra, tiêm vắc xin cúm có 2 điểm lợi:
- Điểm lợi đầu tiên, nếu không tiêm ngừa cúm mà vô tình bị cúm thì chúng ta sẽ sốt, mà sốt trong thời điểm này sẽ gây lo lắng rất nhiều nhưng thực chất là sốt do cúm chứ không phải do Virus Corona. Như vậy, nếu chúng ta đã chích ngừa cúm thì chúng ta sẽ không có triệu chứng sốt này.
- Điểm lợi thứ hai, nếu không may mắc phải hai bệnh cùng một lúc, vừa bị cúm vừa bị nhiễm SARS-CoV-2 thì đây là một tình trạng cực kỳ nặng nề. Như vậy, vắc xin cúm mặc dù không bảo vệ trước SARS-CoV-2 nhưng sẽ bảo vệ chúng ta tránh được một trong hai bệnh.
Vậy làm cách nào để phân biệt được nhiễm SARS-CoV-2 với bệnh cúm? Hãy tham khảo bài viết sau tại đây
Người điều trị thành công khỏi Virus SARS-CoV-2 có bị nhiễm lại không?
Cơ chế phản ứng của cơ thể khi phát hiện virus xâm nhập
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng theo hướng sản sinh ra các kháng thể để nhận ra virus và tấn công chúng. Theo hiểu biết thông thường thì khi một người đã nhiễm virus một lần rồi, hệ miễn dịch sẽ không để virus đó xâm nhập và gây ra tình trạng “ốm” lại một lần nữa.
Nhưng thực tế lại có thể phức tạp hơn thế. Một vài loại virus có thể dẫn tới sự bảo vệ suốt đời của cơ thể khỏi virus đó. Ví dụ như thuỷ đậu và sởi. Một số chủng virus gây suy giảm miễn dịch như HIV thì không tạo ra bất kỳ một sự bảo vệ nào cho cơ thể.
Tất cả vẫn đang cần thời gian để kiểm chứng
“Đối với SARS-CoV-2, loại virus đang gây ra đại dịch Covid-19, những hiểu biết về các phản ứng của hệ miễn dịch ở cơ thể con người khi bị virus xâm nhập còn rất ít, và chúng ta cần có thời gian để tìm ra chúng”. Ông George Rutherford, người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm và dịch tễ toàn cầu tại trường đại học California, San Francisco cho biết.
Nhưng hiện tại thì chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng. Bởi vì hệ miễn dịch là một câu hỏi bí mật trong trường hợp của Coronavirus. Bao gồm các virus cùng họ như SARS và MERS và những loại virus corona gây bệnh theo mùa giống như cảm lạnh thông thường. Các loại virus này đều có hình dạng điển hình khi chúng đều có gai khiến cho chúng dễ dàng bám vào vật chủ tế bào.
Tuy nhiên, hầu hết các kháng thể tốt sẽ biến mất trong khoảng thời gian ngắn sau khi khỏi bệnh
Các nghiên cứu về SARS và MERS, hai loại virus có liên quan chặt chẽ với SARS-CoV-2, đã cho thấy các mức độ giới hạn đối với sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Một báo cáo năm 2007 về SARS đã chỉ ra rằng các kháng thể chống lại virus đã tiêu tan sau trung bình hai năm, khiến bệnh nhân có khả năng dễ bị tái nhiễm sau khoảng thời gian đó. Một nghiên cứu về MERS đã tìm thấy các kháng thể có xu hướng tồn tại lâu hơn một chút, nhưng không phải ở tất cả mọi người. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào chứng minh được là sự hiện diện của kháng thể trong cơ thể có bảo vệ được cơ thể khỏi sự tái nhiễm hay không.
Đã có thuốc điều trị bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona chủng mới nhất chưa?
Giống như SARS và MERS trước đây, viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (chủng SARS-CoV-2) đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân khắp thế giới. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó lan nhanh qua hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tính đến 18h00 ngày 31/07/2020 đã có 677.185 ca tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam đã ghi nhận 546 ca bệnh.
Mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với Virus Corona, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.
Đối với những trường hợp dương tính với Virus Corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nhiễm Virus Corona cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay. Ngoài ra, việc nâng cao ý thức phòng bệnh ở người dân là rất cần thiết.
Tham khảo thêm bài viết khác:
Hướng dẫn rửa tay đúng cách để phòng tránh bệnh dịch
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm
7 thói quen cần thay đổi giúp phòng chống dịch COVID-19
5 việc cần làm tốt để phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả
Những lưu ý quan trọng về dịch bệnh COVID-19 mọi người nên đọc
Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ Vabaya Handmade Leather!
Tùy vào đặc điểm, giá thành và phong cách của bản thân mà hy vọng bạn sẽ lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất cho bạn. Vabaya Handmade Leather tự tin cung cấp các sản phẩm đồ da thật handmade chất lượng cao, đa dạng và phong phú về mẫu mã mang lại những giá trị tuyệt vời cho khách hàng.
Chỉ cần đăng ký và để lại thông tin cá nhân của bạn, nhân viên bán hàng cùa Vabaya Handmade Leather sẽ tư vấn giúp bạn chọn lựa được những sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất với phong cách thời trang của bạn.
Với kinh nghiệm và sự tài hoa của những người thợ gia công, Vabaya cam kết sản phẩm của chúng tôi sẽ cùng bạn đồng hành lâu dài và chế độ bảo hành, hậu mãi của Vabaya sẽ giúp bạn thoải mái nhất khi mua sắm.
Vabaya Handmade Leather
- Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
- Email: cskh.vabaya@gmail.com
- Website: https://vabaya.com
- Facebook: https://FB.com/Vabaya.Vietnam