Nội dung bài viết
Da bò mộc là loại da bò được thuộc mà không thêm màu, xi hay sáp trên bề mặt da, giúp da vẫn giữ được màu gốc. Bề mặt da không thay đổi trước và sau khi thuộc, điều này mang tới sự tự nhiên đặc trưng riêng cho từng miếng da.
1. Da bò mộc là gì, tại sao lại gọi là da bò mộc?
Da bò mộc (Crust leather) là da được thuộc theo cách mà các đơn vị sản xuất không thêm bất cứ màu, chất làm cứng hay sáp nào trên bề mặt của da. Vì cách làm như thế nên ta có các màu gốc của da, thường là màu trắng ngà (Off white) hoặc màu be sáng (Light beige). Bề mặt da sẽ vẫn giữ được các sẹo, mạch máu dưới da và vết nhăn tự nhiên rất độc đáo (Xảy ra trong quá trình sinh hoạt của động vật: Ví dụ bị quẹt vào hàng rào kẽm gai).
Đây là loại da rất bền, chịu được lực kéo căng, va đập lớn. Và càng sử dụng thì hiệu ứng màu da càng đẹp hơn.
Tuy nhiên, để giữ lại vẻ đẹp tự nhiên, người thợ gia công không thể phủ các hóa chất tổng hợp lên để chống thấm, chống trầy cho bề mặt. Như sử dụng được với các loại da nhân tạo, tổng hợp, da sơn. Thay vào đó người ta chỉ sử dụng những chất để chốt màu đơn giản, có nguồn gốc tự nhiên như Mink Oil…
Mặc dù rất bền, nhưng các sản phẩm da bò mộc sẽ luôn cần được chủ nhân nâng niu, giữ gìn. Các lưỡi dao, vật sắc bén, hóa chất, dầu mỡ, cồn, bia cần được giữ xa khỏi những chiếc ví da được làm từ loại da này.
2. Da bò mộc có bền không, có tốt không?
2.1. Đánh giá độ cứng da bò mộc
Độ cứng của da mộc trên các sản phẩm, thường sẽ không giống nhau. Lý do của điều này là người dùng cần sử dụng da các vị trí khác nhau trên tấm da bò. Da ở bụng thường sẽ mềm, không đanh bằng da ở phần lưng, vai. Da ở trên u của con bò thường chai sần và dày. Phần da đồng bộ cao và đạt được độ dày vừa phải có thể nói là phần da ở sau mông hoặc ngang hông con bò. Sự đậm nhạt về màu sắc trên sản phẩm cũng bị phụ thuộc vào vị trí mà miêng da đã được cắt ra.
2.2. Vết rạn da trên bề mặt da bò mộc
Vết rạn da trên người những bà mẹ trông khá là mất thẩm mỹ, và hầu như gắn liền với họ trong suốt cuộc đời. Nhưng khi chúng xuất hiện trên da động vật, cụ thể ở đây là da bò, chúng sẽ mang lại cho ta mảnh da cực kì đẹp. Vết rạn da thường xuất hiện khi động vật tăng trưởng quá nhanh hay phát phì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này tạo nên những hoa văn trên bề mặt da rất độc đáo, không thể tìm thấy được ở các sản phẩm khác.
2.3. Đường ven (Mạch máu, tĩnh mạch) trên da bò mộc
Đường ven và vết rạn đều đem lại một vẻ cực kỳ chất cho da thô. Khi những chú bò bị giết thịt vào mùa đông ở nơi cực kì lạnh, trên da chúng sẽ xuất hiện thêm nhiều đường ven, bởi vì có nhiều máu hơn được luân chuyển lên gần bề mặt da để giữ ấm cơ thể.
2.4. Vết nhăn trên da bò mộc
Một đặc điểm để đánh giá phẩm chất của một tấm da là những nếp nhăn trên bề mặt của chúng. Đặc biệt ở da mộc, số nếp nhăn sẽ rất hạn chế, hơn nữa chúng có ít khả năng bị nhăn khi gập lại. Chính vì thế bề mặt của chúng khá là phẳng phiu và hoàn hảo.
2.5. Vết côn trùng cắn trên da bò mộc
Vết thương do muỗi chích hoặc ruồi bọ cắn để lại trên da những chú bò vết sẹo thâm hoặc trắng. Có bao giờ bạn thấy hình ảnh những chú chim đậu trên lưng bò chưa? Đó là chú chim đang giúp bò ta bắt sạch những con bọ đấy. Và ruồi bọ cũng là món khoái khẩu của loài chim.
2.6. Lỗ chân lông trên da bò mộc
Thông thường nếu săm soi kỹ chúng ta sẽ thấy lỗ chân lông trên da. Đối với da mộc cũng vậy, nếu không được xử lý hoàn toàn trong khâu thuộc da thì từng lỗ chân lông sẽ bị nhận thấy rõ rệt trên lớp da rám nắng của chúng.
2.7. Vết sẹo
Vết trầy xước xuất hiện khi những chú bò luồn nhanh qua hàng rào dây thép gai, hoặc do những bụi cây gai và xương rồng gây cho chú ta vết xước dài và thâm. Cũng có khả năng là do những cô bò bực mình vì bị tán tỉnh gây ra cho chú ta lắm chứ. Vết xước thường rộng khoảng 1 inch và dài vài inch. Vết trầy xước dài và to xảy ra do bò ta bị húc hay bị đá quá mạnh. Còn hai vết xước đơn gần nhau là do vết cắn của loài dơi hút máu. Những thể loại vết trầy xước này thường xuất hiện trên da những chú bò sống trong vùng có nhiều rừng rậm.
2.8. Vết chai
Khi những chú bò có thói quen ngủ nghiêng một bên trong nhiều năm, hoặc do thói quen cọ xát một chỗ nhiều lần, chú ta sẽ có những vết chai. Dấu vết này thường nhẵn, không nổi lên, nhỏ và thông thường khoanh tại một vùng da nhất định.
2.9. Dấu ấn nông trại trên da bò mộc
Đây là dấu hiệu của những chú bò được sở hữu bởi nông trại nào đó. Dấu ấn có thể là hình dạng, chữ cái hay chữ số. Chúng ta nên hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng và tinh tế khi xử lý mảnh da có dấu vết này. Ở những nước đang phát triển của Châu Phi, Châu Á và Mỹ La Tinh, vài chủ nông trại không đủ tiền để mua con dấu bằng sắt nên họ nung nóng một mẩu sắt và vẽ một kí hiệu lên thân bò. Cũng là một cách hay!
Da mộc là loại da được thuộc mà không thêm bất kỳ chất bảo quản, nguyên liệu nào khác và bề mặt da được giữ nguyên như loại da ban đầu, nên rất đặc biệt, mỗi tấm da mộc đều có đặc điểm vâng da, lỗ chân lông khác nhau tạo nên những đặc điểm riêng do đó da mộc thường được sử dụng làm các loại đồ da handmade.
3. Tại sao nên sử dụng đồ da thuộc thảo mộc?
Những năm gần đây, da thuộc thảo mộc đang dần quay lại với ngành thời trang, do có các đặc tính vượt trội hơn các phương pháp thuộc da khác:
- Vì là sản phẩm thủ công nên có màu sắc và kết cấu tự nhiên, mang đến tính thẩm mỹ độc đáo, sau một thời gian sử dụng, da sẽ càng mềm và bóng, ngả màu tự nhiên tạo nên một sản phẩm độc nhất, không trùng lặp
- Để có một tấm da đẹp và ít lỗi, da phải được sản xuất từ nguồn gia súc khỏe mạnh và có môi trường sống tốt
- Do thuộc với tanin tự nhiên nên sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sử dụng
- Có màu sắc ấm áp tự nhiên và có mùi thơm nhẹ nhàng từ thảo mộc
4. Chăm sóc da thuộc thảo mộc
Bất cứ loại da nào cũng vậy, khi sử dụng chúng ta phải biết cách chăm sóc và bảo quản thì chúng mới đẹp được lâu và độ bền đạt đến mức tuyệt đối. Da mộc cũng như vậy, chúng tôi sẽ nói về cách chăm sóc loại da này một cách chi tiết.
4.1. Khi nào nên chăm sóc da thuộc thảo mộc?
Không giống như các loại da được sử dụng làm giầy dép, bạn chỉ cần chăm sóc da khi nó xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Da bề mặt khô và cứng
- Rạn nứt hoặc bong tróc
- Xuất hiện những vết hằn
- Da đã bị ngập hoặc tiếp xúc lâu với nước
4.2. Các dụng cụ cần để dưỡng da?
Ta cần một vài công cụ sau đây:
- Dùng tay
- Bàn chải
- Vải
- Dầu dưỡng
Dùng tay không để chăm sóc da mộc
Lấy một lượng dầu hoặc kem dưỡng . Sau đó dùng ngón tay cái vừa ấn vừa di chuyển theo hình tròn. Cách bôi này cũng cần khá nhiều thời gian để luyện tập để da đều màu.
Sử dụng bàn chải đúng cách để chăm sóc da mộc
Thay vì dùng tay, bạn có thể dùng bàn chải rộng khoảng 3cm.Bôi đến khi da có phản ứng với dầu. Đối với những vùng da hẹp, gần các đường khâu thì bạn có thể sử dụng những chiếc bàn chải nhỏ hơn khoảng 1cm.
Bàn chải được làm từ lông động vật là tốt nhất vì nó mềm và dễ uốn. Không nên chọn bàn chải làm từ sợi tổng hợp hay lông heo vì lớp dầu của da có thể bị mài mòn khi bị ướt.
Sử dụng vải đúng cách để chăm sóc da
Hãy chọn loại vải mịn nếu như bạn không muốn “lột” sạch lớp da trên đồ dùng của mình. Bạn nên nhớ là lớp sáp có thể giữ lại bụi bẩn cho đến khi chúng được đánh bóng hoặc mài nhẵn. Bạn có thể sử dụng vải twill hay vải canvas.
Sử dụng dầu dưỡng để chăm sóc da mộc
Các loại dầu dưỡng chủ yếu gồm 2 thành phần chính là dầu và sáp. Đối với da thuộc thảo mộc, bạn nên sử dụng các loại dầu có trên 50% hàm lượng dầu. Đối với những loại da khô hoặc da cũ bạn nên sử dụng dầu nguyên chất sau đó dùng sáp.
Với các loại dầu dưỡng thì phần “dưỡng” là phần dầu còn sáp là lớp phủ lên trên. Do đó bạn không nên sử dụng các loại dầu có hàm lượng sáp cao. Bạn nên lựa chọn sáp ong. Tuy hàm lượng sáp hay sáp ong cao sẽ làm tối da của bạn nhưng sau đó nó sẽ xuất hiện màu hổ phách tuyệt đẹp.
Việc lựa chọn dầu dưỡng là rất quan trọng. Đừng lựa chọn những loại rẻ tiền, hãy mua các loại nhập khẩu hoặc tự làm. Bởi vì quyết định vẻ đẹp của da.
Bạn có thể chuẩn bị các dụng cụ khác như: kính lúp, dụng cụ đánh bóng bằng gỗ, đá… Nhìn chung, bộ dụng cụ cơ bản có giá khoảng 50$.
Khi đầy đủ các dụng cụ, bạn có thể bắt đầu quá trình dưỡng da. Tôi sẽ chia nó thành hai quá trình: làm sạch da và dưỡng da.
4.3. Cách làm sạch vật dụng làm bằng da mộc
Làm sạch da thường xuyên là một việc làm đơn giản mà đem lại hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy bàn chải lông ngựa chải qua bề mặt sản phẩm. Sau đó lau bằng một miếng vải ẩm.
Bản chải để loại bỏ bụi và mảnh vụn. Vải ẩm để tránh lượng nước dư thừa ngấm vào da.
Bạn chỉ nên sử dụng các chất làm sạch khi cần thiết. Bởi vì bất kì loại chất làm sạch nào cũng có thể lấy đi lớp dầu và lớp sáp trên bề mặt da. Vậy nếu như trên da xuất hiện những vết chàm thì có thể sử dụng xà phòng chuyên dùng cho da thuộc.
Nếu bạn làm thường xuyên thì việc làm sạch da của bạn sẽ không mất quá một phút.
4.4. Cách dưỡng các vật dụng làm bằng da mộc
Trước khi chuyển sang dưỡng da thì bạn phải đảm bảo da của mình phải thật sạch. Nó giúp lớp dưỡng thẩm thấu tốt hơn và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
Sau đó sử dụng bàn chải hoặc tay phủ một lượng nhỏ dầu dưỡng lên bề mặt da và đánh mịn và tán đều. Nếu sử dụng dầu thì bạn nên dùng cọ rộng để quét được các lớp dầu mỏng. Bạn hãy cận thận khi sử dụng dầu nguyên chất vì nó rất dễ không đều màu.
Khi sử dụng mỡ hoặc các loại dầu dưỡng thương mại (thường có thành phần sáp), dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoay tròn để lớp dầu của đều và đẹp hơn.
Đừng lo lắng khi bạn thấy những phần có dầu dưỡng trở nên tối hơn. Đây chỉ là hiệu ứng tạm thời, nó sẽ biến mất sau một vài giờ khi lớp dầu ngấm vào trong da.
Da có thể tăng tính đàn hồi nếu được chăm sóc thường xuyên
Đối với những sản phẩm lớn như áo khoác hay túi, bạn hãy làm tan cháy sáp bằng các đun cách thủy sau đó bôi một lớp sáp mỏng lên bề mặt sản phẩm.
Đối với những sản phẩm nhỏ hơn như ví bạn có thể chà trực tiếp một lớp sáp lên da rồi sử dụng tay để đánh bóng.
da thuộc thảo mộc
Trên đây là những bước dưỡng da mộc cơ bản. Hãy tự tin sự dụng và chăm sóc chúng đúng cách.
5. Kết Luận
Da mộc là một loại chất liệu da mang phẩm chất rất cao, những sản phẩm được làm từ da mộc thường có độ bền cao và khả năng dẻo dai, chống chịu tốt. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được da mộc là gì? Ưu điểm và nhược điểm của chúng như thế nào. Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho hợp lý. Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi. Hãy tiếp tục đón xem các bài viết tiếp theo của Vabaya.
XEM THÊM:
- Da bò nguyên tấm là gì? Ứng dụng của chúng trong thực tế?
- Da Full Grain, da Top Grain, da Genuine Leather/Suede Leather là gì?
- Bỏ ngay thói quen cất ví tiền sau mông!
Cảm ơn đã theo dõi!
Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:
Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/
Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!