Nội dung bài viết
Cuốn sách mới của hai nhà tâm lý nổi tiếng thế giới Roy Baumeister và John Tierney, “The Power of Bad”, đề cập về cách thiên hướng tiêu cực ảnh hưởng đến một cuộc sống hạnh phúc và làm thế nào để ngăn chặn nó.
Chúng ta giả định những điều tồi tệ nhất
Sống hạnh phúc có thể là một nhiệm vụ khó khăn vì tâm thức con người vốn được “lập trình” để nghĩ về những viễn cảnh xấu, đó là cơ chế sinh tồn tự nhiên giúp cảnh báo con người sống sót qua những hiểm cảnh, cơ chế này còn sót lại và tồn tại hàng ngàn năm qua. Chúng ta sống với suy nghĩ về những điều tồi tệ. Chúng ta giả định những điều tồi tệ nhất. Chúng ta nhớ về một lần bị sếp mắng nhiều hơn mười lần sếp nói rằng chúng ta rất tuyệt. Và dù chúng ta có nỗ lực để có cái nhìn lạc quan hơn, nhìn vào cái số mười “to lớn” kia nhiều thế nào đi chăng nữa, thì tâm trạng cũng không thể tốt hơn bao nhiêu cả. Cơ bản vì con người vốn không được tạo lập theo cách đó.
Bộ não con người đã phát triển cách đây hàng thiên niên kỷ, khi những loài thú dữ sẵn sàng và phục kích giết chúng ta bất cứ lúc nào. Đề phòng, suy nghĩ về trường hợp tệ nhất, nhớ lâu về những thứ tiêu cực đã trở thành bản năng. Điều này được giáo sư tâm lý học xã hội tại Đại học bang Florida, Roy Baumeister, gọi tên là thiên hướng tiêu cực.
Thật tốt nếu sự chi phối này chỉ đủ để bảo toàn mạng sống cho con người. Tuy nhiên, một cách không cần thiết, thiên hướng tiêu cực còn khiến chúng ta gặp căng thẳng. Vậy đâu là lời khuyên để con người chống lại bản năng và thoát khỏi đám mây u ám của cảm xúc tiêu cực hàng ngày.
1. Sống hạnh phúc hơn nhờ quy tắc 4
5:1 – đây là tỉ lệ Gottman nổi tiếng chỉ ra các cặp vợ chồng có xu hướng sống lâu dài với nhau nếu số lần trải nghiệm tích cực nhiều gấp 5 lần trải nghiệm tiêu cực. Baumeister khuyên chúng ta nên nhắm đến tỉ lệ dễ dàng hơn một chút, 4:1. Khi bạn bắt buộc phải đưa ra một bình luận tiêu cực đối với những người xung quanh, hãy bù lại bằng bốn lần nhận xét tích cực.
Nhà tâm lý thậm chí tin rằng quy tắc 4 này còn có thể áp dụng cho các khía cạnh khác của cuộc sống. Chẳng hạn, nếu bạn quan hệ ái ân với bạn tình bốn lần cho một cuộc tranh cãi, thì mối quan hệ của bạn có khả năng tích cực.
2. Nhớ về những trải nghiệm tích cực
Người ta thường nói về “nỗi nhớ” như một danh từ không mấy tươi sáng. Những người có xu hướng đắm chìm trong nỗi nhớ bị cho là sống trong quá khứ và có khả năng trầm cảm. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều ngược lại. Khác xa với việc làm tâm trạng chùn xuống, nỗi nhớ có thể khiến bạn mong muốn được trải nghiệm sự kiện hoặc mối quan hệ tích cực trong quá khứ một lần nữa, điều này có thể khiến cuộc sống hạnh phúc hơn.
Bài tập cho bạn: Dành một ít thời gian trước khi bắt đầu mỗi ngày bằng cách sống lại một kí ức đặc biệt. Mở rộng những rung cảm tốt bằng cách viết ra bốn từ khóa mô tả lại sự kiện đó.
3. Chia sẻ là cách đơn giản nhất để sống hạnh phúc
Một trong những cách để chống lại sự tiêu cực là nâng cao trải nghiệm tích cực. Điều quan trọng là hãy làm nổi bật trải nghiệm tích cực đó lên, đơn giản bằng cách “khoe khoang” một chút. Khi có điều gì tốt xảy ra (nhỏ nhặt như thắng một ván game cũng được), hãy nói điều đó với những người bạn quan tâm. Nó mang lại tác động lớn hơn, giúp bạn phát triển mối quan hệ với người bạn cùng chia sẻ.
Ngược lại, cũng đừng quên chú ý và ăn mừng cho niềm vui của người khác. Nếu họ chia sẻ tin tốt với bạn, hãy chân thành lắng nghe và đưa ra lời khen ngợi, cổ vũ. Sống hạnh phúc hơn nhờ phương pháp này thật sự rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Dù bạn tìm kiếm cách sống hạnh phúc hơn ở bất cứ đâu, chắc chắn giao tiếp và sẻ chia sẽ không bao giờ mất suất hiện diện đâu.
4. Tự check lại bản thân
“Tại sao bạn nghĩ mình là một đối tác tốt trong mối quan hệ?” – đó là câu hỏi mà giáo sư Baumeister đặt ra cho sinh viên khoa tâm lý của mình. Họ liệt kê những điều họ làm tốt, chẳng hạn như trở thành người biết lắng nghe hay biết cách tạo nên những điều mới lạ trong mối quan hệ. Làm những điều tốt đương nhiên là tốt, nhưng cái thật sự tạo nên tác động lớn chính là “không làm những điều tồi tệ”.
Bởi vì những điều tiêu cực luôn nặng nề và khó phai hơn, những điều bạn làm không quan trọng bằng những điều bạn không làm. Kiểm soát bản thân để không lỡ lời gây tổn thương người khác. Đừng nói chuyện cộc lốc quá, đặc biệt đừng phán xét bất cứ ai.
5. Tập trung vào hiện tại
Quá khứ thì đầy những lỗi lầm và hối tiếc. Tương lai lại chất chứa căng thẳng và nỗi sợ thất bại tiềm tàng. Vì vậy, hãy sống hạnh phúc trong thực tại của bạn. Cảm thấy hối tiếc về việc lỡ mất đợt sale đậm? Mang bản thân về thực tại. Lo lắng ngày mai nên ăn gì? Nghĩ về hiện tại trước. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng không nhiều người có thể làm được điều này đâu. Một lời khuyên dành cho bạn là hãy viết ra một điều bạn thấy biết ơn mỗi ngày. Điều đó đẩy đi sự tiêu cực và tạo nên dòng chảy tích cực cho tâm hồn bạn.
Tạp chí Phái mạnh ELLE Man
Lược dịch: Bảo Uyên – Tham khảo nội dung: Men’s Health
XEM THÊM:
- Tham khảo các sản phẩm ví da nam thủ công từ Vabaya
- Tham khảo thêm các sản phẩm dây da đồng hồ thủ công từ Vabaya
- Tham khảo thắt lưng da thủ công từ Vabaya
Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:
Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/