Nội dung bài viết
Chăm sóc đồ da là điều không quá khó. Làm thế nào để sử dụng một vật dụng đồ da nhiều năm vẫn còn như mới? Ngoài chất lượng của da, chỉ, vật liệu tạo form dáng thì việc chăm sóc và bảo dưỡng chúng đúng cách là yếu tố cũng rất quan trọng.
1. Chăm sóc đồ da tại sao phải làm thường xuyên
Trong cuộc sống chúng ta, có rất nhiều vật dụng được sản xuất bằng da. Ví dụ như túi xách da, ví da, giày da, mũ da…Mỗi sản phẩm như vậy, sẽ được làm từ một loại chất liệu da khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần nhiều cách chăm sóc khác nhau cho từng loại.
Điển hình như giày da cần sử dụng những loại đánh bóng tạo độ chống bám bẩn và chống nước cao. Túi da thì cần được lau khô mỗi khi bị dính nước hay cất đặt chúng vào nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn. Nhìn chung, vẫn sẽ có những quy trình đặc biệt cho những loại da đó. Chỉ cần làm đúng phương pháp, sản phẩm của bạn sẽ được bền và đẹp mãi theo thời gian.
2. Chăm sóc và bảo dưỡng đồ da theo đúng quy trình
Vabaya xin giới thiệu quy trình chăm sóc và bảo dưỡng đồ da cơ bản để bạn có thể tự tay thực hiện tại nhà. Hoặc tại Workshop chăm sóc đồ da chuyên nghiệp. Quy trình này cũng giống như quy trình chăm sóc da của chúng ta bao gồm. Các bước quan trọng: Làm sạch da, đặc trị da (nếu cần), dưỡng da, làm tươi mới da và bảo vệ da.
2.1. Làm sạch đồ da khi bị dính vết bẩn đơn giản
Đây là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình bảo dưỡng, chăm sóc món đồ da của bạn. Nếu sản phẩm không được làm sạch. Có thể dẫn tới đồ vật của bạn có mùi hôi, hoặc bị biến mất màu nguyên bản.
Trong quá trình sử dụng, đồ da của bạn bị bám bụi bẩn, bùn đất, đồ ăn…Để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt da. Bạn có thể sử dụng 1 ít chất làm sạch chuyên dụng. Hoặc nước hoa hồng làm sạch da hoặc sữa rửa rửa mặt…Hãy luôn chọn chất tẩy giúp giữ được lớp dầu bóng tự nhiên của da.
Tránh những chất tẩy rửa mạnh hoặc chất để lại cặn hoặc bất cứ chất nhờn nào . Do chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khiến đồ da bị xỉn màu và các đường khâu dễ đứt. Trước khi tẩy, rửa món đồ da, nên thử ở mảng nhỏ khó thấy. Đợi một vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu nào thì mới tiếp tục. Để tẩy đi lớp chất tẩy rửa dư thừa, dùng một miếng vải ẩm hoặc một bàn chải nhỏ chải quanh đường khâu.
2.2. Chăm sóc đồ da và bảo dưỡng bằng biện pháp đặc trị (Nếu có điều kiện)
Đặc trị là bước giải quyết những vấn đề về vật dụng bằng da mà mà bạn đang gặp phải như: Nấm mốc, mùi hôi, da mặt cứng, nứt nẻ…
Để có thể làm được bước này thì tùy vào cảm nhận sản phẩm. Quý vị sử dụng đang ở tình trạng như thế nào. Nhưng việc này quý khách nên có sự tư vấn cần thiết từ những người có chuyên môn. Hoặc các chuyên gia để có cách xử lý hợp lý nhất.
Các hình thức xử lý sản phẩm ở giai đoạn này rất đa dạng. Có khi cần sử dụng các dụng cụ, hóa chất chuyên dụng (giống như việc chung ta phải sử dụng thuốc đặc trị trên da mình). Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng món đồ của bạn.
Làm sạch đồ da khi bị dính mực bút bi
Nếu đồ da bị dây mực bút bi, cần ngay lập tức dùng kem lau chuyên dụng hoặc lotion để làm sạch. Vết mực để lâu trên da sẽ rất khó xử lý hoặc không thể tẩy hết mà không ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.
Nếu bạn là người cẩn thận, bạn có thể thử trước ở 1 mảng nhỏ khó thấy, theo cách: dùng đầu tăm bông nhỏ chấm 1 chút xăng thơm hay dầu hỏa rồi chấm nhẹ nhàng lên vết mực, dùng một tăm bông khác đã làm ẩm sẵn lau nhẹ để làm sạch.
Tuyệt đối không được kỳ cọ mạnh lên bề mặt da để tránh bay màu. Đợi một vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu nào bạn mới nên làm trực tiếp lên phần da bị dính mực. Bạn hãy luôn cẩn thận với phương pháp này vì chất tẩy có thể làm hư hại bề mặt da nếu bạn không thật sự khéo léo.
Làm sạch đồ da khi bị dính dầu mỡ
Nếu đồ da bị dính dầu mỡ, bạn có thể rắc 1 ít phấn rôm lên vết bẩn, đợi phấn rôm hút bớt phần dầu mỡ trên bề mặt da thì sử dụng khăn mềm để lau sạch lại.
Làm sạch đồ da sử dụng giấm ăn
Nếu đồ da bị mốc, bạn dùng dấm ăn pha loãng theo tỉ lệ 1 phần dấm: 5 phần nước ấm và dùng khăn mềm, sạch nhúng dung dịch này, vắt gần khô sau đó lau sạch vết nấm mốc. Giặt lại khăn bằng nước pha dấm và lặp lại cho đến khi lấy hết vết mốc rồi để chỗ thoáng cho da khô tự nhiên.
2.3. Chăm sóc đồ da bằng cách dưỡng, làm mềm đồ da
Sau khi đã làm sạch vết bẩn đơn giản trên bề mặt đồ da, chúng ta sẽ cần bảo dưỡng để bảo quản tốt nhất tình trạng vật dụng. Bên cạnh đó duy trì độ bền của nó. Nhiều loại da không cần chăm sóc quá nhiều trong thời gian dài, tuy nhiên cũng có một số loại cần phải duy trì độ ẩm hàng tuần thậm chí hàng ngày khi sử dụng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Tất cả các loại da đều cần được làm mềm lại sau khi làm sạch bằng kem dưỡng da chuyên dụng. Chất nhờn có trong kem giúp làm trơn da và tăng thêm độ mềm mại. Bạn có thể sử dụng chính kem dưỡng da sử dụng cho da mình. Tuy nhiên nên cẩn thận với những sản phẩm có chứa petroleum hoặc dầu khoáng. Bởi chúng sẽ làm hỏng đồ da sau này. Tránh dùng những loại kem, dầu xả có để lại cặn hoặc nhiều chất nhờn.
2.4. Chăm sóc làm tươi mới đồ da
Món đồ của bạn sau một thời gian sử dụng. Nếu chất da không được tốt thì sẽ mất đi màu ban đầu hoặc dính bẩn. Hóa chất, nước mưa,thực phẩm…thì cần làm mới bằng dung dịch nhuộm da, xi chuyên dụng..v.v..
Để làm được điều này quý vị cũng cẩn thận tìm hiểu về loại hóa chất mình sử dụng. Chú ý cẩn thận với một số loại xi bóng có chứa chất tạo màu. Chúng có thể làm hỏng màu da tự nhiên. Một số sản phẩm cũng có thể bít lỗ chân lông của da, gây nên những hư hại vĩnh viễn.
2.5. Chăm sóc bảo vệ tốt cho bề mặt da
Đây là một bước khá quan trọng trong một quy trình chăm sóc da. Ngay sau khi bạn đã làm tươi mới nó. Cũng giống như việc chăm sóc da của mình. Việc chống bám bụi bẩn cũng như việc chống lại các tác động của môi trường như nước, ánh nắng mặt trời…
3. Cách chăm sóc đồ da với các trường hợp hư hỏng thường gặp
3.1. Chăm sóc đồ da bị mốc
Do điều cách bảo quản đồ da chưa hợp lý, hoặc vào những dịp thời tiết chuyển giao khí hậu, mưa nồm làm bề mặt da xuất hiện các vết mốc. Trong trường hợp này bạn cần xử lý ngay bằng các cách sau:
– Nếu vết mốc ít và mới xuất hiện, bạn có thể làm mất vết mốc đi một cách dễ dàng bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông rồi lau đều lên bề mặt da. Nếu không có dầu thông bạn có thể thay thế bằng dung dịch cồn pha loãng với nước ấm, hay sử dụng dấm ăn, thuốc diệt nấm.
– Nhưng nếu vết mốc ăn sâu vào trong da, lau không sạch, bạn phải dùng giấy nhám, vò nhuyễn đánh đều lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, dùng màu cùng với màu da tô lên những phần da bị đánh giấy nhám. Cuối cùng, bạn dùng xi đánh giày đánh lại cho bóng như mới
3.2. Chăm sóc đồ da bị cũ bạc màu
Trong quá trình sử dụng lâu dài, khi bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết, mồ hôi hay khói bụi. Tất cả chúng sẽ làm đồ da bị phai màu. Điều này gây khó chịu cho chủ nhân khi nhìn vào có cảm giác bị cũ và xấu. Chúng ta hãy sử dụng những cách sau.
Cách 1: Sử dụng một miếng vải nỉ nhúng vào sữa
Vật dụng được làm từ đồ da trong quá trình sử dụng lâu ngày bị cũ, mất độ bóng. Hãy lấy một miếng vải nỉ nhúng vào sữa tươi (không đường) chà đều tay và mạnh lên bề mặt da (chà theo lối xoay tròn và không chà dọc ngang sẽ làm da có vân không đẹp). Tiếp theo, lấy vải nỉ khô lau sạch lại một lần nữa. Bạn sẽ cảm thấy bất ngờ đồ dùng của mình mới và bóng ngay lập tức
Cách 2: Sử dụng dầu thông
Dùng dầu thông(có thể thay bằng dầu ăn), dấm. Pha dung dịch dầu thông và dấm theo tỷ lệ 3:1. Tiếp theo, dùng khăn mềm sạch và tẩm dung dịch và chà mạnh tay lên trên mặt da.
Cách 3: Sử dụng một củ hành tây
Bạn lấy một của hành tây và cắt đôi theo chiều ngang (giúp cho miếng hành tây không bị rơi ra) và cọ nhẹ lên da. Theo kinh nghiệm thì tinh chất từ hành tây giúp cung cấp những dưỡng thể tái tạo bề mặt da bị tổn thương. Hơn nữa, chúng cũng sẽ hòa tan các hạt bụi gây phai màu của bề mặt da rất hiệu quả.
3.3. Chăm sóc xử lý đồ da bị dính vết bẩn cứng đầu
Một trong những tại nạn phổ biến khi sử dụng đồ da đó là các vết bẩn rất khó lau chùi bằng các cách thông thường. Tốt hơn hết là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Nên chọn những sản phẩm chuyên dụng tẩy da sẽ giúp cho da giữ được lớp dầu bóng đẹp tự nhiên. Tránh dùng những chất tẩy rửa thông thường sẽ làm hư hại da, da xỉn màu, các đường khâu dễ bị nát đứt. Để an toàn hơn, trước khi tẩy nên thử tẩy ở mảng nhỏ khó thấy và đợi trong vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì tiếp tục tẩy toàn bộ sản phẩm.
Hoặc có thể tự pha chế chất tẩy rửa đồ da bằng cách sau: Hòa 1/4 dầu oliu + 1/2 giấm ăn + 10 giọt tinh dầu chanh. Và dùng vải mềm sạch lau bề mặt da.
Lưu ý: Tẩy đồ da thường xuyên để đảm bảo đồ vật của bạn không bị bụi bẩn. Và không sấy khô da bằng nhiệt mà để nơi khô thoáng và khô tự nhiên
3.4. Chăm sóc đồ da bị cứng
Cách 1: Chăm sóc đồ da bằng cách sử dụng dầu xả
Làm mềm da bằng cách sử dụng dầu xả giúp làm trơn da và tăng thêm độ mềm mại. Tuy nhiên, phải thận trọng với những sản phẩm có chứa petroleum hoặc dầu khoáng bởi chúng chứa chất sẽ dễ làm hỏng đồ da. Nếu da tiếp xúc với nắng hoặc độ ẩm thì nên làm mềm thường xuyên nhé.
Cách 2: Chăm sóc đồ da bằng dầu hạt lanh
Pha giấm ăn với dầu hạt lanh theo tỷ lệ 1:2. Sau đó, lấy vải mềm thấm dung dịch này rồi thoa đều, sau 12 giờ, bạn đánh bóng lại bằng vải mềm.
3.5. Chăm sóc đồ da bị mất đi độ bóng
Với những sản phẩm da thật 100%, trong quá trình sử dụng càng lâu thì độ bóng sẽ ngày càng gia tăng lên nhờ vào độ ma sát. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần biết cách chăm sóc và đánh bóng sản phẩm đều và đẹp hơn theo những cách dưới đây:
Cách 1: Chăm sóc đồ da sử dụng kem dưỡng ẩm
Cách đơn giản nhất là bôi kem dưỡng ẩm mà các bạn gái thường sử dụng cho cơ thể như vaseline… bôi lên bề mặt da, giúp cho da mềm và không bị nứt nẻ.
Cách 2: Chăm sóc đồ da sử dụng dầu bóng
Mua một chai dầu bóng hoặc xira. Dùng vải sạch mịn hoặc bàn chải, thấm vào một trong các loại hoá chất trên và bôi đều lên da, chờ ít phút cho hoá chất thấm vào da và để nơi thoáng cho da khô tự nhiên, sau cùng lấy chính miêng vải đó chà mạnh lên bề mặt để giúp da bóng mịn hơn.
Cách 3: Sử dụng khoai tây cắt lát
Cắt làm đôi củ khoai tây và chà thật mạnh lên bề mặt da. Điều kỳ diệu ở đây là các vết trầy xước sẽ biến mất.
Cách 4: Sử dụng lòng trắng trứng gà
Lọc lấy lòng trắng trứng gà và đánh đều cho tới khi ra tuyết trắng. Sau đó lấy một miếng vải sạch thấm vào lòng trắng trứng đã được đánh đều đó và chà mạnh lên sản phẩm đồ da bị khô cứng. Lau lại một lần nữa bằng khăn sạch khác. Với cách này hơi cầu kỳ một chút nhưng đảm bảo đồ dùng của bạn sẽ mềm mại và bóng bẩy như lúc mới mua.
3.6. Chăm sóc đồ da bằng phương pháp đặc biệt xử lý đồ da bị dính vết dầu mỡ
Dính dầu mỡ không phải là kết thúc cho một thứ hào nhoáng và bóng bẩy của sản phẩm đồ da. Hãy xử lý bằng cách dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vùng dính dầu mỡ. Sau đó bạn dùng sáp(Cùng màu với màu sản phẩm) đánh bóng lại phần da bị nhạt do dùng benzine để che đi khuyết điểm.
4. Chăm sóc, bảo quản đồ da
Công đoạn không kém phần quan trọng sau khi làm sạch, dưỡng ẩm và lau chùi. chúng sẽ giúp độ bền của sản phẩm được duy trì và vẻ đẹp của da sẽ đượng đảm bảo tốt nhất. Tốt nhất hãy nên kiểm tra thường xuyên sản phẩm của bạn trước khi những vi khuẩn nấm, mốc làm việc.
4.1. Không nên gấp đồ da
Khi bạn muốn cất giữ sản phẩm khi chưa sử dụng tới, bạn không nên gấp đồ da mà hãy treo nếu là áo. Bởi khi gấp bạn nghĩ là gọn gàng nhưng hành động này sẽ làm nhăn và gẫy bề mặt da. Một khi điều này xảy ra, nó sẽ trở nên rất khó để khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Một sai lầm nữa khi sử dụng đồ da là ngồi lên vật dụng bằng da. Chính xác hơn là để ví tiền đằng sau mông. Tác hại của việc này là làm sai lệch xương sống và mặt khác sẽ làm hỏng chiếc ví một cách chóng vánh.
4.2. Không nên giặt, sử dụng chất tẩy rửa mạnh
Không được lau giặt với nước, không được dùng hóa chất tẩy rửa mạnh. Những chất tẩy rửa mạnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng bề mặt sản phẩm. Nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại vì sao sản phẩm của họ lại bị phai màu khi họ sử dụng những chất tẩy mạnh khi vệ sinh đồ da. Tuy nhiên, nếu hiểu biết, họ sẽ không dùng đến những thứ như thế.
4.3. Không sử dụng bàn là để hong khô đồ da
Không sử dụng bàn là để hong khô sản phẩm đồ da vì sẽ làm cháy và sun da lại. Một số loại bàn là không có hơi nước sẽ là nỗi ám ảnh cho những đồ da thật. Thậm chí khi giảm nhiệt độ của bàn là xuống thì chúng vẫn gây ảnh hưởng xấu tới bề mặt da dễ tổn thương.
4.4. Hạn chế tiếp xúc nước mưa
Hạn chế dính mưa, nắng bởi sẽ tác động đến tuổi thọ của da, làm cho da bị cứng, lão hóa không còn mềm bóng đẹp. Để lý giải điều này thì đó là do trong nước mưa có axit. Loại axit này sẽ gây hư hỏng da một cách nhanh chóng nếu không được chăm sóc đúng cách khi gặp trời mưa.
Nếu có thể, hãy cất những sản phẩm đồ da mỗi khi có trời mưa. Sử dụng đồ da khi có nước mưa sẽ biến chúng thành những nạn nhân chịu tác động nặng nề của thiên nhiên.
4.5. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tối đa
Nên cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát. Không cất giữ đồ da vào túi ni lông hay trong hộp quá kín. Và nhớ là nên mua gói chống ẩm về để hút ẩm nhé. Hãy nhét giấy báo vào túi, giày vừa giữ được phom dáng vừa hút ẩm.
Có nhiều trường hợp lâu ngày không sử dụng đến đồ da, do chủ quan nên chủ nhân của chúng không đặt gói hút ẩm và để ở nơi có độ ẩm cao. Vật dụng đồ da bị mốc nhanh chóng, sau này, ngay kể cả khi tẩy sạch những vết mốc thì các phân tử nấm vẫn len lỏi và khiến chúng bốc mùi khó chịu.
4.6. Không sử dụng máy sấy khô
Không sử dụng máy sấy khô, hay phơi nắng nếu sản phẩm lỡ bị dính nước. Điều này sẽ làm cho da bị nhăn nhúm hơn. Nhiều thí nghiệm cho thấy nhiệt độ khi đưa gần ống thổi khí của máy sấy có thể lên đến tới 70 độ C. Ở nhiệt độ này, đồ da bị quá sức chịu đựng và bị cháy sém, việc này không hay một chút nào.
5. Kết luận
Những cách trên có thể áp dụng với tất cả các loại da như: Da sơn, da mộc, da lộn, da sáp,… Ngoài ra để tiết kiệm thời gian và đem lại sự an toàn hơn. Bạn có thể đem đến các cơ sở làm mới đồ da chuyên nghiệp hoặc thay mới sản phẩm nếu không có khả năng phục hồi.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn cách bảo dưỡng, vệ sinh và bảo quản đồ da sao cho đúng và hiệu quả. Để những sản phẩm làm từ đồ da sẽ có độ bền và đẹp mãi theo thời gian. Hãy gọi cho chúng tôi khi bạn cần được tư vấn hay mua hàng các sản phẩm về đồ da handmade.
Hãy áp dụng những mẹo trên để giúp cho nhưng phụ kiện bằng da như thắt lưng, giày, ví,.. của bạn được bền đẹp nhé.
Cảm ơn đã theo dõi!
XEM THÊM
- Tham khảo các sản phẩm ví da nam thủ công từ Vabaya
- Tham khảo thêm các sản phẩm dây da đồng hồ thủ công từ Vabaya
- Tham khảo thắt lưng da thủ công từ Vabaya
Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào biết thêm được những kiến thức thú vị. Nếu có thắc mắc về đồ da thủ công hoặc tìm mua sản phẩm đồ da thủ công, hãy tham khảo Tại đây hoặc liên hệ ngay cho Vabaya để được tư vấn thêm tại địa chỉ:
Vabaya Handmade Leather
Hotline: 0916 489 639 – 0867 746 172 (Zalo & Call)
Email: cskh.vabaya@gmail.com
Website: www.vabaya.com
Facebook: https://www.facebook.com/Vabaya.Vietnam/
<
p style=”text-align: justify;”>Lưu ý: Tất cả nội dung chữ và hình ảnh trong bài viết thuộc sở hữu của Vabaya.com. Nghiêm cấm các hình thức sao chép (copy) dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi!